Nhiều người băn khoăn liệu đau đầu có nên gội đầu không. Câu trả lời không đơn giản, vì nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Cùng khám phá bài viết này để giải đáp mọi thắc mắc nhé.
1. Nguyên nhân gây đau đầu
Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây đau đầu có thể xuất phát từ các vấn đề bệnh lý như viêm xoang, tăng huyết áp,v.v.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đau đầu cũng liên quan đến bệnh lý. Một số nguyên nhân không phải bệnh lý như thay đổi thời tiết, mất nước, thiếu ngủ, căng thẳng, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra đau đầu.
Trước khi đi vào tìm hiểu đang đau đầu có nên gội đầu không, cùng khám phá những nguyên nhân gây đau đầu:
1.1. Đau đầu do bệnh lý
Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây đau đầu có thể xuất phát từ các vấn đề bệnh lý như:
- Viêm xoang
- Đau nửa đầu
- Tăng nhãn áp glaucoma
- Thiếu máu não
- Tai biến mạch máu não
- Khối u não
1.2. Đau đầu không phải do bệnh lý
Không phải lúc nào đau đầu cũng liên quan đến bệnh lý. Nếu như những cơn đau đầu của bạn không phải do mắc bệnh thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Do suy nghĩ, căng thẳng kéo dài, stress, thường xuyên lo âu, áp lực tâm lý, trầm cảm.
- Cơ thể dần bị mất nước gây thiếu oxy lên não và thiếu máu.
- Ngủ ít, thường xuyên thức quá khuya, làm việc nhiều với máy tính.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sau sinh hoặc người trong giai đoạn tiền mãn kinh.
2. Đang bị đau đầu có nên gội đầu không?
Mỗi nguyên nhân khởi phát của tình trạng đau đầu sẽ có những phương án gội đầu phù hợp:
2.1. Đau đầu nguyên phát do bệnh lý
Với cơn đau nguyên phát do bệnh lý, bạn vẫn có thể gội đầu bình thường nhưng phải lựa chọn thời điểm phù hợp và an toàn. Nếu sức khỏe đang không ổn định thì tốt nhất là không nên gội đầu để không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nên gội đầu vào thời điểm buổi trưa, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và để tóc khô tự nhiên. Ngoài ra có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ xem với tình trạng đau đầu của mình thì nên gội đầu lúc nào là phù hợp.
Đây là lời giải đáp về trường hợp đầu tiên cho câu hỏi đau đầu có nên gội đầu không.
2.2. Trường hợp đau đầu không phải do bệnh lý
Với những cơn đau do yếu tố khác, việc gội đầu sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái và tỉnh táo hơn. Nên kết hợp với massage nhẹ nhàng da đầu để lưu thông tuần hoàn máu, tăng cung cấp oxy lên não, từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm các cơn đau đầu hiệu quả.
Gội đầu vào buổi trưa, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, sẽ là thời điểm tốt nhất.
2.3. Đau đầu kèm sốt cao
Khi bị ốm, sốt, việc gội đầu cần được thực hiện với sự thận trọng. Lúc này cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, sức đề kháng cũng suy giảm.
Tốt nhất bạn nên hoãn việc gội đầu lại cho đến khi sức khỏe ổn định hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng các biện pháp chăm sóc tóc khác như dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng hoặc sử dụng dầu gội đầu dịu nhẹ
Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, bạn có thể bắt đầu gội đầu trở lại. T
3. Những thời điểm không nên gội đầu
3.1. Gội đầu khi bị ốm, sốt
Lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh và sức đề kháng suy giảm. Gội đầu, đặc biệt là với nước lạnh, có thể gây ra các tổn thương và làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
3.2. Gội đầu vào sáng sớm
Gội đầu vào buổi sáng có thể gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe. Buổi sáng là thời điểm cơ thể vừa khởi động trở lại sau một giấc ngủ dài, quá trình lưu thông máu lúc này còn chậm. Việc gội đầu sẽ gây kích thích và đem lại các tác động xấu cho cơ thể.
Hơn nữa, nhiệt độ buổi sáng thường thấp, nếu gặp phải những cơn gió lạnh độc hại, điều này sẽ rất dễ dẫn đến các vấn đề như nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là đột quỵ.
3.3. Gội đầu Khi say rượu
Nhiều người có quan niệm rằng say rượu đi gội đầu sẽ giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Bạn cần thật sự quan tâm đến câu hỏi đau đầu có nên gội đầu không.
Khi đã uống rượu say, việc gội đầu, dù là bằng nước nóng hay nước lạnh, đều không nên thực hiện.
Khi đã uống rượu say, việc gội đầu, dù là bằng nước nóng hay nước lạnh, đều không nên thực hiện.
3.4. Gội đầu vào đêm khuya
Gội đầu vào ban đêm, đặc biệt sau 9 giờ tối, có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Khi gội đầu khuya và để tóc ẩm ướt đi ngủ, các dây thần kinh sẽ bị co lại, cản trở lưu thông máu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau đầu mạn tính, tiền đình, chóng mặt thường xuyên.
Ngoài ra, gội đầu vào ban đêm còn có thể gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học của cơ thể.
3.5. Khi quá đói hoặc quá no
Sau khi ăn, lượng thức ăn trong dạ dày lớn, nên việc gội đầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
Khi dạ dày đang trong quá trình tiêu hóa, việc gội đầu có thể làm gián đoạn hoạt động của dạ dày, dẫn đến trạng thái khó chịu như đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt.
Ngược lại, nếu gội đầu khi quá đói, cơ thể cũng sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa do thiếu lượng thức ăn cần thiết.
3.6. Sau khi vận động mạnh, mồ hôi nhiều
Sau khi tập thể dục hay hoạt động thể chất, cơ thể thường bị mất nhiều nước và khoáng chất qua mồ hôi. Lúc này, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và loại bỏ các chất thải.
Nếu gội đầu ngay sau khi hoạt động, việc này có thể làm gián đoạn quá trình điều hòa nhiệt độ và khiến cơ thể mất thêm nhiều nước, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí là kiệt sức.
Thay vào đó, tốt nhất là nghỉ ngơi một lúc để cơ thể ráo mồ hôi và trở về trạng thái bình thường, sau đó mới tiến hành gội đầu
4. Cách giảm cơn đau đầu hiệu quả
Biện pháp tại nhà:
- Nghỉ ngơi
- Chườm lạnh
- Uống nhiều nước
- Tránh các yếu tố kích thích
- Massage
- Tập thể dục
Biện pháp phòng ngừa:
- Ngủ đủ giấc
- Giảm căng thẳng
- Ăn uống đầy đủ
- Tránh các yếu tố kích thích
- Tập thể dục thường xuyên
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp mọi thắc mắc về việc đau đầu có nên gội đầu không. Bạn nên lựa chọn thời điểm phù hợp để gội đầu và tránh những thời điểm xấu đã đề cập trong bài viết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé
Lưu ý
Các bài viết của Massage Hoa Kiều chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.