Tổng hợp 365 huyệt đạo trên cơ thể người

Huyệt đạo – con đường khai mở và chữa trị sức khoẻ sinh lí bằng các dòng “khí” lưu thông trong cơ thể. Nắm được vị trí các huyệt đạo trên cơ thể người sẽ giúp ta không chỉ có cái nhìn tổng quát về sức khoẻ, mà còn nhìn sâu hơn vào những rối loạn trong thân và tâm. Từ đó dựa vào các liệu pháp khai thông kinh lạc – huyệt đạo mà chữa lành.

Huyệt đạo - thành tựu vĩ đại của y học Đông Phương

Huyệt đạo – thành tựu vĩ đại của y học Đông Phương

Đạo người hành nghề y dược

Bút Nam Tào

Dao thày thuốc

Theo truyền thuyết, Nam Tào là vị thần coi sóc và giữ sổ “sinh” của người phàm. Nam Tào đặt bút viết tên ai lên sổ sinh, kẻ đó sẽ được đầu thai trong lần luân hồi tiếp theo. Vì vậy “Bút Nam Tào” là rất quan trọng.

Đặt “Bút Nam Tào” cạnh “Dao thày thuốc”, ý chỉ thầy thuốc cầm dao cứu người cũng quan trọng không kém sổ sinh của “Nam Tào”. Thày thuốc cứu người tựa như Nam Đẩu Tinh Quân chấp bút ban tặng thêm tuổi thọ cho con người.

Vậy nên mới nói, những người hành nghề y dược và chữa bệnh, trị liệu là rất quan trọng. Càng quan trọng hơn khi chữa bệnh chẩn trị bằng các phương pháp liên quan trực tiếp đến các huyệt đạo trên cơ thể. 

Các huyệt đạo trên cơ thể là yếu tố cơ bản cần phải nắm

Người hành nghề y dược cần cẩn trọng nhiều bề

Vì vậy, hôm nay Hoa Kiều xin chia sẻ đến quý bạn đọc về sơ đồ và hệ thống huyệt đạo trên cơ thể người. Trước tiên là giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về huyệt đạo, sau là có thêm kiến thức cho bản thân để nếu có dịp sử dụng dịch vụ massage ấn huyệt, hòng đem lại trải nghiệm tốt hơn bạn nhé.

Huyệt đạo là gì?

Huyệt là nơi trao đổi “khí trong” của cơ thể và “khí ngoài” thoát ra khỏi cơ thể. Những huyệt đạo này hoạt động tương tự như những lỗ thông hơi, hay những cánh cửa đóng mở có quy luật. Việc nắm rõ quy luật hoạt động của các “cánh cửa”, từ đó tác động vào sẽ đem lại rất nhiều ích lợi về sức khoẻ tâm sinh.

1. Lời giảng giải của cổ nhân Đông phương

Trong chương 2, thiên 1: Cửu châm thập nhị nguyên của cuốn “Hoàng đế nội kinh – Linh Khu” – một trong tứ đại kinh điển Đông y sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay có giảng: 

“Thần và khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh”

Ở đây ý chỉ “thần” là dòng khí bên trong, còn “khách” là dòng khí bên ngoài bao quanh cơ thể. “Thần” và “khách” gặp nhau ở “cửa của các kinh” chính là nói đến huyệt đạo. Vậy nên có thể hiểu, huyệt chính là nơi giao nhau và lưu thông của các khí trong và ngoài cơ thể.

huyệt đạo trên cơ thể

“Hoàng đế nội kinh – Linh Khu” – một trong tứ đại kinh điển Đông y

Lại theo Linh khu thiên 1, đức thần y Kỳ Bá tâu với hoàng đế rằng:

“Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý một cách tinh vi. Không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi. Người biết được con đường vận hành của cơ thì không để sai sót dù là việc nhỏ bằng một sợi tóc. Người không biết con đường vận hành của cơ thì dù có đánh vào nó, nó cũng không phát ra vậy.”

Ở đây ý chỉ cần nắm rõ sự lưu thông vào ra của các luồng khí. Không phải cứ ấn bừa vào huyệt đạo này hay bí huyệt kia thì sẽ chữa được vấn đề đang gặp phải. Cần phải biết nắm bắt “con đường vận hành của cơ (khí)” như Kỳ Bá giảng, có thế thì mới thực hiện châm cứu hoặc xoa bóp huyệt đạo trên cơ thể người hiệu quả.

2. Huyệt đạo – cấu trúc vô hình của thân, hữu hình của tâm

Nếu bắp thịt, mạch máu, gân, xương… là cấu trúc hữu hình thì huyệt đạo lại là cấu trúc vô hình của thân. Bởi vì huyệt đạo không thể tìm thấy được trong giải phẫu hay bất cứ đâu. Nó không phải mạch máu, không phải thần kinh. Không “hiện hữu” để mổ xẻ và phân tích, vậy mà thực sự vẫn luôn tồn tại và tác động quan trọng đến sức khoẻ con người.

các huyệt trên cơ thể người và cấu trúc của nó

Huyệt đạo – cấu trúc vô hình của thân, hữu hình của tâm

Huyệt đạo không thuộc về thân, mà nó thuộc về tâm. Đối với không gian bên ngoài, tâm tạo ra trường năng lượng giao thoa và xung động. Đối với thân thể, tâm tạo ra các kênh tín hiệu (huyệt đạo và kinh lạc). Nếu có sự bế tắc huyệt đạo, thân thể sẽ bị bệnh. Châm cứu chính là phương pháp khai thông huyệt đạo giúp cho cơ thể trở lại bình thường.

“Khí” có ảnh hưởng như thế nào đến các huyệt đạo?

Từ xa xưa, các cổ nhân Đông phương đã khám phá ra “khí” chính là yếu tố vô hình chi phối, điều hành và duy trì sinh mệnh con người. Có thể hiểu nôm na “khí” là năng lượng luân chuyển trong kinh mạch cơ thể. Mỗi cá nhân sẽ có các dòng khí luân chuyển và lưu thông khác nhau theo bí quyết sinh học riêng.

Ngoài ra, khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn toả ra ngoài cơ thể. Quá trình này tạo ra 1 dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà trong yoga hay thiền môn người ta thường gọi là “hào quang”, “trường sinh học” hay “trường nhân thể”.

Người phương Đông xem "khí" là yếu tố chi phối, điều hành và duy trì sinh mệnh con người

Người phương Đông xem “khí” là yếu tố chi phối, điều hành và duy trì sinh mệnh con người

Để đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể giống như 1 nam châm. Nam châm có các đường sức từ. Các đường sức từ này tạo thành vòng khép kín: một phần ở trong nam châm, một phần bao bọc bên ngoài cơ thể. Phần bên trong nam châm giống như các kinh mạch, phần bên ngoài giống như các hào quang. Giao điểm của các đường sức với bề mặt nam châm là các huyệt đạo.

Chính vì vậy mà huyệt đạo và “khí” vốn có liên quan mật thiết đến nhau. Huyệt đạo phân bố khắp trên cơ thể người nhằm đưa các luồng khí vào ra thuận lợi, bảo đảm và điều phục liên tục sức khoẻ thân thể lẫn nội tâm. 

Đọc thêm:  Top 10 địa điểm massage Thái ở Trung Sơn uy tín nhất

Lịch sử về khám phá huyệt đạo trong cơ thể người

Giới y học phương Tây thuở trước đã rất sửng sốt với lối chữa bệnh của người Hoa. Y học phương Tây đi theo lối chỉnh hình và giải phẫu, trong khi y học phương Đông lại đi theo con đường châm cứu và bắt mạch. Đối với người phương Tây, cách chẩn trị này thật quái lạ.

Bởi châm cứu, bắt mạch hay coi sắc tướng đều là những phương pháp không quá tác động trực tiếp và sâu sắc đến cơ thể. Vậy mà vẫn đem đến những kết quả đáng kinh ngạc.

Qua bao quá trình nghiên cứu và đúc kết, có thể sắp xếp tiến trình khám phá ra các huyệt đạo trên cơ thể người như sau:

1. Giai đoạn huyệt chưa được xác định

Đây là giai đoạn sơ khai, tiền thân của phương pháp ấn huyệt sau này. Chỗ nào bộc phát đau, gây khó chịu thì con người sẽ đấm, vỗ hoặc chích vào chỗ đau ấy. Phương pháp này chỉ là phương pháp tạm thời, giải quyết các cơn đau bộ phát chứ không có một phương pháp điều trị cụ thể. Vì vậy các huyệt đạo lúc này chưa được xác định và đặt tên.

huyệt đạo và cách day ấn huyệt

Đấm, vỗ hoặc chích vào chỗ đau khi bị đau

2. Giai đoạn xác định huyệt

Qua thực tế trị liệu, cổ nhân đã biết được rằng châm cứu cụ thể tại một vài vị trí nhất định mang lại nhiều hiệu quả. Không chỉ hiệu quả trong chữa trị tức thời, mà còn là bệnh chứng ở những vùng xa hơn. Khi ấy, các thầy thuốc bắt đầu chăm chút vào việc phân loại các huyệt đạo một cách có suy luận và căn cứ. Vì vậy giai đoạn này huyệt được xác định vị trí rõ ràng và được đặt tên riêng rẽ.

3. Giai đoạn phân loại có hệ thống

Kết hợp cùng các quy luật triết học âm dương, ngũ hành… cùng những kinh nghiệm đút rút qua nhiều đời, các thầy thuốc đã phân tích, tổng hợp để hình thành lý luận kinh lạc, có quan hệ chặt chẽ với hệ thống phân loại huyệt.

Phân loại có hệ thống các huyệt đạo trên vùng mặt

Phân loại có hệ thống các huyệt đạo trên vùng mặt

Theo các tài liệu cổ xưa, cơ thể con người có tất cả là 349 huyệt có tên; trong đó có 49 huyệt đơn và 300 huyệt kép. Về sau nhờ ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại, nhân loại đã khám phá thêm nhiều huyệt đạo mới. Từ năm 1982, tổ chức WHO đã thống nhất có 361 huyệt đạo kinh điển trên cơ thể người.

365 huyệt đạo trên cơ thể người

Theo nghiên cứu và ghi chép Đông y, cơ thể con người có 365 huyệt đạo. Trong đó có 257 tiểu huyệt, 108 đại huyệt.

“Khí huyệt tam bách thập lục dĩ ứng nhất tuế”

Câu trên theo sách Tố Vấn trong Thiên khí huyệt giảng, có 365 huyệt ứng với 365 ngày trong một năm. Phân loại theo số huyệt, ta có được:

1. Các huyệt đạo

  • 1 huyệt vị: phong thủ, quan nguyên, thiên đột, âm môn, rốn, đại cấm
  • 2 huyệt vị: huyệt 2 bên đại chuỳ, hoàng khiêu, độc ti, thính cung, mi bản, hoàn cốt, chẩm cốt, thượng quan, đại nghinh, hạ quan, thiên trụ, khúc nha, thiên phủ, thiên dung, phù đột, thiên song, kiên giải, uỷ dương, kiên trinh, bối du, phân nhục, hàn nhiệt du
  • 4 huyệt vị: thượng cự hư, hạ cự hư
  • 10 huyệt vị: hai bên cùng cụt
  • 12 huyệt vị: huyệt vùng ngực, huyệt ưng du
  • 25 huyệt vị: huyệt ở đầu
  • 50 huyệt vị: huyệt ngũ du (của tạng)
  • 57 huyệt vị: huyệt ngũ du (của tạng)
  • 59 huyệt vị: huyệt chữa bệnh nhiệt
  • 72 huyệt vị: huyệt ngũ du và huyệt nguyên (của phủ)
  • 73 huyệt vị: huyệt đồng tử liêu, phù bạch

Tất cả cộng thành 365 huyệt đạo trên cơ thể người.

Có tất cả 365 huyệt đạo trên cơ thể người

Có tất cả 365 huyệt đạo trên cơ thể người

2. Ý nghĩa tổng quan huyệt đạo

Dựa vào các máy đo điện trở, ngày nay, giới y học đã tìm ra hàng trăm huyệt mới không có trong các tài liệu Đông Y truyền thống. Và vị trí của các huyệt đạo trên cơ thể người thường là đầu mối quan trọng của các dây thần kinh và mạch máu.

Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng về mặt vật lý, các huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn so với các điểm lân cận.

Trong số 108 đại huyệt trên cơ thể ta, còn có đến 36 điểm là tử huyệt. Những huyệt này nếu tác động không đúng cách có thể nguy hiểm hoặc dẫn tới tử vong. 

Phân loại huyệt đạo theo kinh lạc

Ngoài phân loại theo vị trí huyệt đạo trên cơ thể người, giới y khoa còn phân loại huyệt đạo theo sự phân bố của nó trên các đường kinh lạc trong cơ thể.

Kinh lạc có liên quan mật thiết đến khí huyết và huyệt đạo, khi chúng chuyên chở khí huyết đến lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Điều này giúp duy trì các hoạt động sinh lý con người, đồng thời tác động đến tâm thần của mỗi cá thể riêng.

phân loại huyệt đạo theo các đường kinh lạc trong cơ thể

Phân loại huyệt đạo theo các đường kinh lạc trong cơ thể

Để vận chuyển dinh dưỡng và khí huyết đến các cơ quan nội tạng, kinh lạc cần hanh thông thuận lợi qua các điểm huyệt đạo phân bố khắp cơ thể. Học thuyết kinh lạc đã chia huyệt đạo thành 3 loại như sau:

1. Kinh huyệt

Các huyệt đạo nằm trên 12 kinh chính và 2 mạch nhâm, mạch đốc (tổng cộng là 14 kinh chính). Kinh huyệt còn chia nhỏ ra các loại: huyệt nguyên, huyệt lạc, huyệt du, huyệt mộ, huyệt ngũ du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt hội, huyệt giao hội…

2. Kinh ngoại kỳ huyệt

Là các huyệt đạo không nằm trên đường kinh chính. Tổ chức y tế thế giới (Malina, 1991) đã xác định có 48 huyệt ngoài kinh. Bao gồm 15 huyệt đầu, 1 huyệt ở ngực bụng, 9 huyệt tại lưng, 11 huyệt ở tay và 12 huyệt đạo còn lại nằm tại chân. 

3. Á thị huyệt

Á thị huyệt hay còn gọi Thiên ứng huyệt. Đây là những huyệt nằm ở chỗ đau. Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay ít chỗ đau, xuất hiện tuỳ vào khu vực đau trên cơ thể, không cố định và cũng không tồn tại mãi.

Công năng của huyệt đạo trong chữa trị và điều trị sức khoẻ

Thân tâm nhất như

Theo tự điển nhà Phật, “thân tâm nhất như” tức thân với tâm là một. Thân có mệnh gì thì tâm không an. Tâm mà bất an thì thân sẽ sinh bệnh. Vậy nên cả hai đều quan trọng với sinh mệnh của muôn loài. Ở đây, huyệt đạo đối với cơ thể cũng như vậy. Huyệt đạo là cánh cổng đưa lối “sinh khí” lưu thông trong cơ thể. Huyệt đạo tuy giống như “tâm” – không nhìn thấy được, nhưng lại ảnh hưởng đến “thân” – nhìn thấy rõ ràng.

Thân tâm nhất như

Thân tâm nhất như

Hiểu được vị trí và công dụng của từng huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bồi dưỡng sức khoẻ bản thân, kế đến là gia đình, xã hội. Cùng Hoa Kiều tìm hiểu về công năng của huyệt đạo trên cơ thể người trong việc chữa – điều trị sức khoẻ nhé.

1. Công dụng chung

Công dụng chung của mối tương quan giữa huyệt đạo đối với sức khoẻ con người:

1.1. Điều phục khí huyết

Công dụng chung của huyệt đạo trên cơ thể là giúp ta nhận ra, khai mở và điều phục các luồng khí huyết có ảnh hưởng đến toàn bộ con người, thông qua quá trình học hỏi & rèn luyện. Nắm được các luân chuyển khí huyết đó là đầu mối quan trọng cho một sức khoẻ bền lâu đối với người Đông phương.

1.2. Cân bằng âm dương

Những luân chuyển của các dòng khí trong huyệt đạo có mối tương quan chặt chẽ với luật âm dương và ngũ hành. Mọi người thường nghĩ rằng âm dương ngũ hành vốn chỉ có trong bói toán, xem tướng số, nhưng thực ra luật âm dương ngũ hành vốn rất rộng lớn. Nó không chỉ có mặt trong bói quẻ, y học mà còn là triết học cao thâm mô tả về bản chất của vũ trụ và con người.

Huyệt đạo có mối tương quan chặt chẽ với luật âm dương và ngũ hành

Huyệt đạo có mối tương quan chặt chẽ với luật âm dương và ngũ hành

Người Ðông Phương khám phá ra luật âm dương nên có phong cách sống trầm lặng sâu sắc hơn người Tây Phương.Theo luật này, tiềm ẩn vô hình mới là cái gốc phát sinh ra những cái bề mặt. Tựa như huyệt đạo hay khí huyết, đều là những thứ vô hình, nhưng lại tác động đến thế giới vật chất hữu hình của ta.

Có 2 câu đối uyên thâm của người xưa rất hay thế này, ứng với triết lý ở trên:

Hữu tâm vô tương, tương do tâm sinh

Hữu tương vô tâm, tương tuỳ tâm diệt

Tức có tâm mà không có sắc (tướng), đừng lo, tâm sẽ sinh sắc. Còn nếu có sắc nhưng bên trong tâm rỗng tuếch, sắc rồi sẽ bị bại hoại theo tâm.

2. Công dụng riêng

Song song với công dụng phổ quát của mình, huyệt đạo còn có công dụng riêng tuỳ vào trường hợp sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và phòng bệnh chữa bệnh.

2.1. Tác dụng trong sinh lý

Mỗi huyệt đạo sẽ có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó nằm gần và phụ thuộc. Chẳng hạn huyệt thái uyên thuộc kinh Phế có quan hệ mật thiết với:

Huyệt đạo có quan hệ chặt chẽ với phủ tạng nó liên quan, nằm gần

Huyệt đạo có quan hệ chặt chẽ với phủ tạng nó liên quan, nằm gần

  • Kinh Phế
  • Các tổ chức có đường kinh Phế đi qua.
  • Các chức năng sinh lý của tạng Phế.

2.2. Tác dụng trong bệnh lý

Khi các tạng phủ kinh lạc trong cơ thể bị bệnh, những dấu hiệu sẽ được phản ánh ra ở huyệt. Ví dụ như:

  • Hoặc đau nhức tự nhiên, hoặc ấn vào điểm huyệt bị đau.
  • Màu sắc ở huyệt có thể thay đổi (trắng nhợt, đỏ thẫm)
  • Hay hình thái huyệt đạo thay đổi (bong biểu bì, mụn nhỏ hoặc sờ cứng bên dưới huyệt)
Màu sắc ở huyệt đạo thay đổi

Màu sắc ở huyệt đạo thay đổi

Mặt khác, khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì các mầm mống bệnh bên ngoài (tà khí) rất dễ xâm lấn vào cơ thể. Nơi cửa ngõ để chúng đì vào và xâm lấn chính là những huyệt đạo. Vì vậy, để ý tình trạng sức khoẻ cũng như những thay đổi nơi các vị trí huyệt đạo có thể giúp ta phát hiện sớm tình trạng bệnh của mình, kịp thời chữa trị.

2.3. Tác dụng chẩn đoán

Dựa vào những thay đổi ở huyệt đã nêu trên (đau nhức, đổi màu sắc, hình thái thay đổi…), với người nắm được sơ bộ các vị trí huyệt đạo trên cơ thể người có thể phán đoán được tình trạng sức khoẻ của mình. Đặt biệt là có thể chẩn đoán vị trí bệnh (ví dụ huyệt tâm du ấn vào bị đau làm ta nghĩ đến bệnh ở Tâm).

Nắm vị trí các huyệt vị có thể chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ

Nắm vị trí các huyệt vị có thể chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ

Song, những biểu hiện bất thường ở huyệt thường chỉ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán. Để có được chẩn đoán xác định cần dựa vào toàn bộ phương pháp chẩn đoán của Đông y. Và những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

2.4. Tác dụng phòng và chữa bệnh

Huyệt còn là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt với một lượng kích thích thích hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

Tác dụng điều trị này của huyệt tùy thuộc vào mối liên hệ giữa huyệt và kinh lạc tạng phủ, ví dụ: phế du (bối du huyệt của Phế) có tác dụng đối với chứng khó thở, ho…; túc tam lý (hợp huyệt của kinh Vị) có tác dụng đối với chứng đau bụng.

Mỗi ngày massage 5 huyệt đạo này sẽ giúp chữa bệnh hiệu quả

Để có một sức khoẻ tốt, ngoài kết hợp một chế độ sống lành mạnh về ăn uống, thể dục và nghỉ ngơi, bạn đọc đừng quên áp dùng các phương pháp trị liệu y học để đem lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 4 huyệt đạo tác động tích cực đến sức khoẻ. Bạn đọc nhớ lưu về thực hiện đều đặn mỗi ngày nhé, sẽ mang lại kết quả không tưởng đấy.

Massage huyệt đạo giúp cơ thể khoẻ mạnh

Massage huyệt đạo giúp cơ thể khoẻ mạnh

1. Huyệt phong trì

Huyệt phong trì nằm ở các cạnh của các dây chằng lớn phía sau trán song song với dái tai. Huyệt phong trì có tác dụng làm giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, căng cứng xương cổ, thư giãn các cơ xương cổ, sái cổ. Đặc biệt là sau khi bước vào mùa thu, vì thiếu quần áo bảo vệ, massage huyệt phong trì có thể giúp vận động xương cổ, tránh bị cảm lạnh.

Huyệt phong trì

Huyệt phong trì

Cách ấn huyệt: Sử dụng ngón tay cái của bạn để ấn huyệt phong trì trong khoảng 15 phút.

2. Huyệt cực tuyền

Huyệt cực tuyền là nơi giao thoa giữa luồng khí trong và ngoài của cơ thể, massage huyệt đạo này mỗi ngày giúp: điều trị bệnh viêm, đau nhức khớp gối, trị liệt dương, di tinh, điều trị viêm nhiễm hệ tiết niệu, sinh dục… 

Đặc biệt có tác dụng rõ rệt đối với đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành, viêm màng ngoài tim. Y học Phương Đông luôn chú trọng đến việc “nuôi dưỡng trái tim”. Và việc massage huyệt cực tuyền là một trong những cách quan trọng để nâng cao tim.

Huyệt cực tuyền

Huyệt cực tuyền

Cách ấn huyệt: Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc trên giường, dùng 4 ngón tay trái hoặc phải chụm vào nhau, thực hiện massage xoay vòng theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 vòng thì đổi chiều, mỗi lần thực hiện 200 vòng thì đổi tay.

3. Huyệt hợp cốc

Huyệt vị này có liên quan mật thiết với nhiều cơ quan, dây thần kinh trên cơ thể. Vị trí huyệt này  tại chỗ lõm điểm giao nhau giữa vị trí ngón trỏ và ngón cái.

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc được biết đến như là huyệt vị vạn năng, bởi vì tất cả các cơn đau gây ra đều có thể điều trị thông qua việc massage huyệt hợp cốc. Khi bạn bị đau răng, đau đầu, đau vai, đau bụng kinh… hãy nhớ bấm huyệt hợp cốc để cảm nhận tác dụng giảm đau tức thì. Đối với đau bụng gây ra bởi tiêu hóa đầy hơi, hiệu quả cũng rất tốt. 

Cách ấn huyệt: Đầu tiên xác định chính xác huyệt đạo sau đó dùng 2 ngón tay day ấn huyệt trực tiếp đến điểm huyệt đó và giữ trong vòng 15 phút.

4. Huyệt nội đình

Huyệt nội đình nằm giữa kẽ ngón chân thứ 2 và 3, công dụng chính khi massage huyệt đạo này mỗi ngày giúp bài trừ nóng trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp trị và ngừa bệnh về nướu, đau họng, đau dạ dày, đau đầu, đau răng, ruột viêm, viêm amidan….. Massage huyệt này cũng có tác dụng tốt trong việc loại bỏ hơi thở hôi và táo bón.

Huyệt nội đình

Huyệt nội đình

Cách ấn huyệt: Dùng đầu ngón tay trỏ nhấn chính xác vào huyệt nội đình, mỗi nhịp ấn khoảng 3 phút, làm liên tục khoảng 20 – 30 lần mỗi ngày

5. Huyệt ủy trung

Là huyệt vị nằm giữa nếp gấp nhượng chân. Có công dụng chữa bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, viêm khớp gối, cơ bắp chân bị co rút. Phương pháp kích thích huyệt vị này không chỉ hỗ trợ điều trị đau thắt lưng mà còn có tác dụng giảm tê chân, đặc biệt tốt với những người mắc bệnh ở chân.

Huyệt ủy trung

Huyệt ủy trung

Cách ấn huyệt: Thực hiện massage, day ấn huyệt đạo này mỗi ngày theo cách ấn một lần rồi nhả ra, và phối hợp động tác co duỗi chân.

Massage bấm huyệt thư giãn cùng Hoa Kiều Spa

Sau khi tìm hiểu về các huyệt đạo trên cơ thể, bạn đọc có nhận ra tầm ảnh hưởng quan trọng của chúng đến sức khoẻ con người? Không phải ngẫu nhiên mà các cổ nhân châu Á của chúng ta lại tìm tòi và phát triển các kiến thức về huyệt đạo. Đồng thời phát triển các phương pháp châm cứu, massage liên quan đến huyệt vị trên cơ thể.

Tuy không khai thác về lĩnh vực châm cứu vì nó đòi hỏi thâm niên uyên thâm trong nghề, song Hoa Kiều lại phát triển dịch vụ massage ấn huyệt. Đây có thể là một điểm đến lý tưởng để các đấng mày râu thư giãn đấy.

1. Massage cho nam uy tín TP.HCM

Tên đầy đủ của chúng tôi là Hoa Kiều Spa & Massage – chuyên về các loại hình massage phục vụ các quý ông. Mục tiêu của chúng tôi là phục vụ tất tần tật các quý ông từ a – z, đem lại cho các thượng đế những giờ phút thư giãn thoải mái nhất, ngọt ngào nhất và thăng hoa nhất. 

Hoa Kiều Spa & Massage - Huyệt đạo và cách day ấn huyệt

Hoa Kiều Spa & Massage – chuyên về các loại hình massage phục vụ các quý ông

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên nơi đây đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có kiến thức sâu rộng về các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Từ đó, trong quá trình massage sẽ xoa bóp lực tay thích hợp đem lại cho quý khách những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất.

2. Massage ấn huyệt trị liệu cùng Hoa Kiều

Tại Hoa Kiều, không gian sang trọng, dịch vụ đẳng cấp cùng các nhân viên xinh đẹp, chuyên môn cao luôn đón chờ các quý ngài Sài Thành đến và tận hưởng. 

Đặc biệt tại Hoa Kiều, chúng tôi có dịch vụ massage ấn huyệt tốt cho sức khoẻ. Với tiêu chí tận tâm trong nghề, cùng những kiến thức chuyên môn đào tạo bài bản cho nhân viên, chúng tôi sẽ đem đến cho những thượng đế liệu trình massage huyệt đạo tốt nhất. Giúp máu lưu thông, bài trừ độc tố trong cơ thể. Giúp cơ thể lấy lại năng lượng, cân bằng và phục hồi. 

Massage ấn huyệt tốt cho sức khoẻ

Massage ấn huyệt tốt cho sức khoẻ

Nếu các quý ông đây đang có ý muốn trải nghiệm dịch vụ mát xa này, đừng chần chừ mà hãy đặt lịch ngay với Hoa Kiều nhé. Thư giãn để tinh thần thoải mái thì làm việc mới có năng suất và hiệu quả cao chứ. 

3. Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 192 Trần Quý, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Điện thoại: 028 3535 0611.

  • Giờ mở cửa: 11:00 AM – 02:00 AM.

  • Email: [email protected]

  • Website: https://massagehoakieu.vip/

Thế hệ sau này của chúng ta tuy đã phát hiện thêm nhiều hệ thống huyệt đạo cùng những con đường vận hành nó. Song, vẫn phải cảm phục tài năng và đức độ của những vị Y tổ thời xưa đã khám phá ra phương pháp trị liệu độc đáo này. 

Hoa Kiều luôn cố gắng thu thập thêm nhiều kiến thức, nâng cao trình độ massage để không ngừng phục vụ các khách hàng của mình. Hy vọng bài viết tổng hợp về các huyệt đạo trên cơ thể người sẽ đem lại cho quý bạn đọc những kiến thức cơ bản và khái quát về huyệt đạo. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu massage ấn huyệt trị liệu, đừng quên ghé Hoa Kiều ngay nhé.