Đau nhức cổ luôn là nỗi ám ảnh của những nhân viên văn phòng hay người lớn tuổi. Đó là lý do mà cách massage cổ hiệu quả được nhiều người tìm hiểu đến như vậy. Massage cổ có thể cải thiện khả năng tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng và đặc biệt có thể giảm đau mỏi cổ hiệu quả. Sau đây Hoa Kiều sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc về phương pháp này và vận dụng nó sao cho hiệu quả nhé.
Cách massage cổ sao cho hiệu quả và tác dụng
Những nguyên nhân kể trên sẽ có thể gây ra đau mỏi vùng cổ. Để giảm đau cũng như cải thiện các triệu chứng đi kèm, các bạn có thể áp dụng các cách massage cổ. Việc mát xa cổ thường xuyên sẽ có những lợi ích như sau:
- Điều trị đau nhức, mỏi cổ
- Giúp khí huyết lưu thông
- Làm nóng cổ, tránh phong hàn xâm nhập
- Thư giãn cổ, giúp giảm căng cơ
- Tăng khả năng linh hoạt của cổ
- Tăng chất lượng giấc ngủ
Đây là một trong những phương pháp massage mang đến hiệu quả bất ngờ. Nếu cổ được massage đều đặn và bài bản thì sẽ đem lợi những tác dụng như:
- Giảm thiểu các triệu chứng đau nhức xương khớp nói chung và vùng cổ vai gáy nói riêng.
- Giúp đời sống tinh thần được cải thiện, giảm thiểu tình trạng căng thẳng.
- Hỗ trợ thư giãn và nới lỏng các cơ bắp trên cơ thể.
- Có tác dụng tuyệt vời trong quá trình tuần hoàn máu.
- Giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
- Giúp các sinh hoạt hàng được diễn ra dễ dàng hơn.
- Là “liều thuốc” cho tinh thần, giúp tinh thần nhạy bén, minh mẫn hơn.
- Có tác dụng cực tốt trong việc cải thiện giấc ngủ. Người được massage thường sẽ ngủ sâu và dễ ngủ hơn.
- Cổ được massage đều đặn còn có thể chữa được chứng bệnh trầm cảm nguy hiểm.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để thu hút sự quan tâm của nhiều người về cách massage này. Có thể trong số đó có cả bạn nữa đấy!
Cách massage cổ hiệu quả
Để sớm khắc phục cũng như phòng tránh những tình trạng xấu về cổ, người bệnh nên massage cổ đúng cách. Người bệnh nên nhờ thêm 1 người thân hay chuyên gia thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao. Sau đây là các bước của cách massage cổ:
Bước 1: Lựa chọn ghế và ngồi với tư thế thoải mái, phù hợp
Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy chọn 1 vị trí ngồi thoải mái nhất. Bạn có thể chọn 1 chiếc ghế đẩu hay ghế dựa đều được, chỉ cần người massage có thể tiếp cận được phần vai và lưng trên của bạn. Nếu không có ghế phù hợp, bạn hãy dùng một miếng đệm lót để ngồi trên sàn và giữ thẳng lưng.
Bước 2: Miết vùng gáy
Để thực hiện động tác này, người massage sẽ sử dụng các động tác miết đường dài và nhẹ nhàng tại vùng gáy. Động tác này mô phỏng theo massage kiểu Thụy Điển, với những chuyển động dài và nhẹ dọc theo thớ cơ, thay vì nhấn như massage mô sâu.
Khi phát hiện những điểm bị căng cơ, người massage có thể tập trung xoa vào chỗ đó. Động tác này nên được thực hiện ở lực vừa phải để tránh tổn hại cho vùng cổ.
Bước 3: Làm nóng cơ
Bước tiếp theo là làm nóng vùng cơ ở cổ. Đây là một bước khá quan trọng giúp thư giãn và thả lỏng cho vùng cổ của bạn. Nếu không làm nóng cơ mà đi ngay vào massage thì sẽ khiến bạn bị gồng, dẫn đến massage không hiệu quả.
Người thực hiện massage dùng 3 ngón trỏ, giữa và áp út nhấn với lực đạo vừa phải. Sau đó, hãy miết các ngón tay men theo đường eo ở cổ, tăng tốc dần để quá trình làm nóng được hiệu quả hơn. Nếu cảm nhận được vùng cơ nào bị căng, hãy chú ý đến những vị trí đó.
Bước 4: Massage vùng cơ bị căng
Ở bước này, người massage sẽ tập trung vào những vùng cơ bị căng mà bạn chú ý được. Dùng ngón tay cái để ấn vào vùng cơ đang căng, 4 ngón còn lại dùng làm điểm tựa để tạo lực cho ngón cái. Sau đó, người thực hiện sẽ xoa theo đường tròn để giải phóng áp lực cơ.
Bước 5: Massage vùng cổ vai trên
Vùng cơ ở phía vai sau và 2 bên cổ cũng là nơi chịu nhiều áp lực. Dùng ngón tay cái làm điểm tựa, miết các ngón tay còn lại lên và xuống ở cổ. Người thực hiện nên thực hiện với lực nhẹ nhàng nhưng phải chắc thì mới có hiệu quả tốt. Miết dọc theo cổ, sau đó miết sang ngang vai, mở rộng bàn tay để thả lỏng cơ bắp hai bên đốt sống cổ.
Bước 6: Massage dọc theo vùng cơ phía sau cổ, vùng gáy
Xoa bóp bằng cả bàn tay, với ngón cái ngay chính giữa phía sau cổ, còn 4 ngón còn lại miết lấy 2 bên cổ. Động tác này nếu làm bằng cả 2 tay sẽ vô tình giống như người thực hiện nắm vào phần gáy bạn. Việc này sẽ gây nên khó chịu, vì vậy nên thực hiện lần lượt từng bên một.
Bước 7: Thư giãn vùng cơ ở cổ
Bước này là bước cuối cùng của bài tập. Người thực hiện sẽ dùng lực nhẹ véo lên vùng cổ và sau gáy. Sau đó, hãy dùng cả bàn tay, bao gồm các ngón tay và phần đệm thịt ở lòng bàn tay bóp và xoa nhẹ lên cổ.
Những bài tập massage cổ không bị chảy xệ hiệu quả
Một trong những cách massage cổ tốt nhất chính là tự mình thực hiện các bài tập về cổ. Các bài tập này sẽ giúp cho phần cổ không còn chảy xệ mất thẩm mỹ nữa. Trong đó không thể không nhắc đến 5 bài tập hiệu quả nhất đó là:
Bài tập cong cổ
Bài tập này sẽ giúp phần da vùng cổ không bị chảy xệ. Đồng thời ngăn chặn tình trạng căng cứng cơ cổ. Bài tập đầu tiên này được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, cần nằm ngửa thoải mái trên một bề mặt bằng phẳng như: giường, sàn nhà có trải khăn,… Sau đó bắt đầu uốn lưỡi và ấn lên vòm miệng.
- Tiếp đến, hãy ngước cổ lên phía trước ngực sao cho đầu cách mặt phẳng từ 2 – 3 cm.
- Giữ tứ thế này một chút rồi từ từ hạ đầu xuống và nằm thẳng như ban đầu.
- Tiếp tục lặp lại đồng tác trên khoảng 10 – 15 lần.
Lưu ý: Khi thực hiện, cần nâng và hạ đầu chậm rãi và không đột ngột. Trong trường hợp cảm thấy đau nhói, nên dừng bài tập này ngay lập tức.
Bài tập nâng cằm
Động tác của cách massage cổ thứ hai được tạo ra nhằm tác động lên cả cơ hàm lẫn cơ cổ. Cần thực hiện các bước theo thứ tự như sau:
- Đầu tiên, chuẩn bị tư thế ngồi thẳng lưng và nhìn thẳng phía trước.
- Sau đó, ngậm miệng lại. Từ từ nâng môi và đẩy hàm về phía trước.
- Tiếp tục đẩy hàm cho đến khi nào cảm thấy cơ cằm căng lên vừa đủ.
- Giữ vị trí hàm khoảng 10 giây trước khi trở về trạng thái ban đầu.
- Tiếp tục lặp lại động tác trên để thấy hiệu quả trong thời gian ngắn.
Bài tập phát nguyên âm
Cách massage cổ thứ ba khá quen thuộc với nhiều người. Bài tập này chủ yếu hướng đến việc củng cố các nhóm cơ hàm. Từ đó sẽ giúp nâng da nhằm chống chảy xệ cổ. Cần lần lượt thực hiện các động tác như sau:
- Ngồi thẳng lưng và bắt đầu phát âm chữ “O” sao cho miệng to tròn nhất có thể.
- Sau đó, tiếp tục mở rộng miệng ra hai bên để phát âm chữ “E”.
- Liên tục lặp lại luân phiên giữa khẩu hình chữ “O” và chữ “E” nhiều lần.
Cách massage cổ thông qua Bài tập kéo lưỡi
Các cách massage cổ sẽ vô cùng thiếu sót nếu thiếu bài tập kéo lưỡi. Bài tập này sẽ giúp cơ dưới cằm trở nên săn chắc hơn. Qua đó, đường viền hàm cũng trở nên rõ nét và da cổ thêm căng mịn. Hãy thực hiện theo những gạch đầu dòng dưới đây:
- Nâng lưỡi lên chạm vào vòm miệng ở ngay phía sau răng.
- Sau đó, ấn lưỡi. Đồng thời tạo âm rung để kéo căng toàn bộ cơ ở dưới hàm.
Bài tập xương quai xanh
Đây là bài tập về phương pháp massage cổ có tác dụng giúp cơ cổ – cơ vai gáy săn chắc hơn. Đồng thời còn góp phần ngăn chặn tình trạng đau nhức vùng cổ đặc biệt hiệu quả. Bài tập xương quai xanh được thực hiện bằng các động tác như sau:
- Đầu tiên, ngồi thẳng lưng và thả lỏng sao cho cơ thể thật thoải mái thư giãn.
- Tiếp đó, giữ nguyên thân và đưa đầu ra sau một chút. Cần đưa đầu sao cho cảm thấy cơ vùng cổ hơi căng lên. Đặc biệt cần lưu ý giữ cho cằm song song với mặt đất khi thực hiện động tác.
- Sau cùng, di chuyển đầu về phía trước cho đến khi cơ dưới cằm thật sự căng lên.
- Liên tục lặp lại những động tác trên để sớm đạt hiệu quả.
Cách massage cổ bằng tay
Cách massage cổ cuối cùng sẽ giúp cho da cổ săn chắc và cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Các bước thực hiện siêu đơn giản như sau:
- Thoa đều sản phẩm massage như kem hoặc dầu massage lên da cổ và da mặt.
- Tiếp theo, đặt tay phải lên cổ để vuốt theo chiều từ trên xuống.
- Để tay phải di chuyển đến xương quai xanh thì hãy rẽ hướng sang phía nách bên trái.
- Cuối cùng, đổi tay và thực hiện động tác xoa bóp tương tự cho phía còn lại.
Qua 6 bài tập massage trên, chắc hẳn bạn đã có thể tự tin thực hiện các động tác massage cơ bản nhất. Kiên nhẫn làm theo các bước trên chắc chắn bạn sẽ có một vòng cổ săn chắc, khỏe mạnh.
Lưu ý cách massage cổ
Trên đây là các bước để có thể massage cổ hiệu quả. Tuy nhiên có một số lưu ý các bạn cần nắm để tránh làm tổn thương cho bản thân hay người thân như sau.
1. Những đối tượng tránh massage cổ
Vì massage cổ sẽ gây tác động đáng kể lên cổ của người được massage, vì vậy tuyệt đối tránh massage cổ cho những đối tượng sau:
- Đau nhức cổ do bị gãy xương
- Tổn thương đốt sống cổ
2. Phải thực hiện cách massage cổ thật chậm
Một trong những điều cần lưu ý khi massage cổ là phải thực hiện động tác thật chậm. Nguyên do là vì cổ là vùng có cơ kém phát triển, nếu thực hiện nhanh sẽ gây tổn thương cho cổ. Vì vậy, luôn kiểm soát tốc độ thật tốt khi massage, trừ giai đoạn làm nóng cơ.
3. Cách massage cổ không tác động lên xương
Khi dùng lực lên xương, đặc biệt là xương sống sẽ gây đau và khó chịu cho người được massage. Vì vậy, khi mát xa nên tập trung vào phần cơ bắp của người được mát xa.
4. Dùng kết hợp các bộ phận của bàn tay
Nhiều người nghiệp dư thường chỉ tập trung vào các ngón tay khi mát xa. Thực tế, việc chỉ dùng các ngón tay sẽ gây đau cho đối tượng massage nếu lạm dụng quá mức. Thay vào đó, hãy sử dụng nhuần nhuyễn ngón tay, đốt ngón tay và cả đệm thịt ở mu bàn tay để đạt hiệu quả tốt.
5. Nên sử dụng kem dưỡng hoặc dầu massage
Khi mát xa, nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng hoặc dầu mát xa. Kem dưỡng và dầu massage không chỉ cung cấp các dưỡng chất có lợi cho da, mà còn giúp giảm ma xát giữa tay và da, tránh hiện tượng bị trầy khi xoa bóp liên tục.
6. Cách massage cổ với thời lượng hợp lý
Một bài massage không nên kéo quá dài bởi “cái gì quá cũng không tốt”. Chính vì thế, cần massage với thời lượng hợp lý để không gây hại đến đối tượng được massage. Thời gian lý tưởng nên là khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng.
7. Nên đến các trung tâm Spa
Mặc dù cách thực hiện ở trên hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên lời khuyên vẫn là nên đi đến các trung tâm massage uy tín. Lý do là bởi như đã nói, vùng cổ là vùng dễ gây tổn thương, vì thế được các chuyên gia đã qua đào tạo thực hiện sẽ là tốt nhất.
Trên đây là những thông tin bổ ích về cách massage cổ mà Massage Hoa Kiều muốn nhắn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể trang bị thêm kiến thức về nguyên nhân, lợi ích cũng như chọn được cho mình một điểm đến thật phù hơp để xua tan căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi nhé!