Có một Hồng Kông Hương Cảng – một trong 4 “con rồng châu Á” đầy uy quyền đối với châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Có một “Hồng Kông Chợ Lớn” – Một khu vực sinh sống và phát triển của người Việt gốc Hoa, sầm uất và hoài cổ nằm giữa lòng Sài Gòn hoa lệ.
Hong Kong – Xứ Cảng Thơm láng giềng đất Việt
Hong Kong vốn không xa lạ gì với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một khu đặc trị góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế thế giới, tiếng tăm Hong Kong đã vươn xa và lan tỏa khắp nơi tựa như chính tên gọi “Cảng Thơm” của mình.
1. Lịch sử Hong Kong
Hơn 100 năm được cai trị dưới quyền thuộc địa Anh và 24 năm được trao trả về tay Trung Quốc, Hồng Kông giờ đây vẫn không ngừng tiếp tục chuyển mình, ghi tên vào thế giới.
1.1. Sự cai trị của Anh Quốc vương quyền
Có một Hong Kong từng trực thuộc dưới sự trị vì của Anh quốc vương quyền từ rất lâu về trước. Câu chuyện bắt đầu từ cuộc chiến tranh nha phiến giữa triều đình nhà Thanh và thực dân Anh, khi nhà Thanh cấm người Anh vận chuyển và buôn bán thuốc phiện vào nước mình. Triều đình Mãn Thanh bấy giờ đã thất bại trong cuộc chiến chống nha phiến ấy, và cái giá phải trả cho sự thất bại này là việc nhượng lại Hong Kong cho Anh.
1.2. Nhật đô hộ Hong Kong
Trong giai đoạn trị vì của vương quốc Anh, Hồng Kông từng rơi vào tay Nhật và trở thành thuộc địa của nước này trong vòng 5 năm. Nạn thiếu lương thực và siêu lạm phát mà Nhật mang đến như một cơn sốt rét càng quét qua khắp Hong Kong. Sau khi Anh đánh đuổi quân Nhật và lấy lại quyền quản lý của mình, Hong Kong từ một đất nước 1,6 triệu người giờ chỉ còn khoảng 600 nghìn người.
1.3. Đế quốc Anh trao trả Hong Kong về tay Trung Hoa
Khi thời hạn cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỷ, chính phủ hai nước Trung Quốc và Anh đã ngồi lại thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông. Cuối cùng, Anh đã chính thức trao trả chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997. Đồng thời yêu cầu Trung Hoa để Hồng Kông được tự do quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và tự trị ít nhất trong 50 năm sau khi chuyển giao.
2. Nền kinh tế phát triển vượt bậc
Dưới sự bảo trợ và cải cách đến từ Anh quốc, Hong Kong nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng bậc nhất thế giới.
2.1. Xuất nhập khẩu mạnh mẽ
Với các cảng thương mại quốc tế lớn và lưu lượng tàu thuyền xuất nhập khẩu mạnh, Hồng Kông được ước tính là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và nhập khẩu lớn thứ 9 trên thế giới. Đồng đô la Hồng Kông hiện đang đứng thứ 13 thế giới trong danh sách những loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất.
2.2. Tài sản tư nhân nhất châu Á
Hồng Kông cũng là nơi tập trung nhiều cá nhân/ gia đình có giá trị tài sản ròng cực cao, đứng thứ nhất châu Á và cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Đồng thời luôn dẫn đầu châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung về mức bình quân chi phí sinh hoạt. Co thể nói đây là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới.
2.3. “Hộp sống” chứa người và bất bình đẳng thu nhập tại Hong Kong
Tuy nhiên, điều này vô hình trung đã đẩy sự bất bình đẳng về thu nhập gia tăng ngày một nghiêm trọng. Nơi mà người dân không có đất để ở, chỉ có thể sinh hoạt nghỉ ngơi trong những căn buồng chật hẹp ních vừa người. Người ta gọi đây là những “quan tài sống” chứa người, và là một ác mộng dành cho những ai đến và sinh sống tại nơi đây.
3. Giáo dục và con người Hồng Kông
Giữa tốc độ phát triển như vũ bão ấy, đâu đó vẫn có một Hồng Kông trầm tĩnh và sắc son, ghi dấu trong lòng cuộc hạnh ngộ và giao thoa giữa 2 nền văn hoá Á – Âu độc đáo.
3.1. Con người xứ Cảng Thơm
Người Hồng Kông vốn xuất thân và chiếm đa số là người gốc Hán (hơn 90%). Bao gồm người Đài Sơn, người Triều Châu, Khách Gia và một số dân tộc Quảng Đông khác. Tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chính yếu ở đây (được hơn 94% dân số dùng).
Các đặc điểm này đều tương quan với cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Chợ Lớn – Sài Gòn, khi mà đa phần dân cư đều là người gốc Hán và đều dùng tiếng Quảng Đông là chính yếu.
Mang trong mình dòng máu thương buôn của tổ tiên gốc Hán, đa phần người Hồng Kông đều rất giỏi thương thuyết, bán buôn. Kết hợp cùng sự quản lý và giúp sức từ Vương quốc Anh, người dân Hồng Kông đã thúc đẩy phát triển kinh tế vượt bậc. Đưa Hồng Kông trở thành 1 trong “4 con rồng kinh tế châu Á”, trong đó bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
3.2.Giáo dục phát triển
Vốn chịu sự đô hộ của thực dân Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của châu Âu, đặc biệt là của Vương quốc Anh. Hệ thống giáo dục tại nơi này vốn tân tiến và nhận được nhiều hỗ trợ từ chính phủ. Đồng thời còn liên kết với các chương trình học quốc tế, tạo điều kiện cho học sinh sinh viên có cơ hội phát triển và hoà nhập.
4. Văn hoá và tín ngưỡng tại Hồng Kông
Vốn là một đất nước được giao thoa bởi hai nền kinh tế Á – Âu, văn hoá và tín ngưỡng tại Hồng Kông vô cùng đa dạng, đặc sắc. Hơn 90% dân số là người Hoa; còn lại là người Philippines, Indonesia và Nam Á đã góp phần vào bản sắc văn hoá phong tục đa dạng nơi đây.
4.1. Văn hóa Hồng Kông
Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh. Chính quyền, cảnh sát và đa số các công ty, tổ chức đều sử dụng cả 2 thứ tiếng này. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc hơn hai thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông, cùng tồn tại liền mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.
Chính vì vậy mà người Hồng Kông luôn ghi nhớ những tư tưởng giữ gìn phong tục truyền thống, uống nước nhớ nguồn của phương Đông. Nhưng không quên cởi mở suy nghĩ và tư tưởng theo lối tư duy logic và tân tiến của phương Tây.
4.2. Tín ngưỡng nơi đây
Người Hong Kong vốn tin vào truyền thuyết bà Thiên Hậu – một vị thần mặc áo đỏ, cưỡi chiếu, thường hiển linh để cứu giúp những người gặp nạn trên biển. Vì vậy dọc các cảng biển của Hồng Kông, ta sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều đền miếu thờ bà Thiên Hậu. Ngư dân nói riêng và người dân nói chung nơi đây tin rằng Bà chính là vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển. Che chở cho con dân xứ cảng thơm tự ngàn đời nay.
Ngoài tục thờ Bà Thiên Hậu, người dân nơi đây còn theo các đạo giáo và tôn giáo khác nhau. Vốn xuất thân từ gốc Hán, người Hồng Kông vẫn theo lối cũ của ông cha thờ Phật. Phật Giáo chiếm tới 80% cư dân nơi đây. Tiếp đến là Thiên Chúa giáo, Hồi Giáo, Hindu Giáo…
Mức độ tự do trong tôn giáo tại Hồng Kông rất cao. Chính vì vậy mà mọi người đều có quyền chọn lựa và tin theo các đức tin của mình, không nhất thiết hay bị kiểm soát bởi chính phủ và các thế lực liên quan.
5. Du lịch, ẩm thực và giải trí tại Hồng Kông
5.1. Ẩm thực Hồng Kông
Tại góc phố này, người ta có thể tìm được những gian hàng sủi cảo, bánh bao hay vi súp cá đậm chất truyền thống Hoa nhân. Còn có những tiệm thuốc bốc các loại thảo dược chữa bệnh, điều trị xoa bóp, ấn huyệt… rất cổ điển và lâu đời.
Vậy mà tại góc phố tiếp theo, các rạp hát, rạp chiếu bóng, khu trung tâm thương mại, những quán rượu phong cách châu Âu đương đại hay các nhà thờ Công giáo nguy nga đã chễm chệ đứng một dãy dài.
Sóng bước trên từng con phố, ta như lạc vào một thế giới nơi đông – tây giao thoa, khiến du khách không khỏi ngất ngây chếnh choáng.
5.2. Giải trí
Một trong những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất nơi đây chính là ngành ngành điện ảnh giải trí. Trong vài chục năm trở lại đây, điện ảnh Hong Kong đã trở thành một trong các nền điện ảnh lớn nhất châu Á.
Khác với nhiều nền điện ảnh khác, công nghiệp điện ảnh Hồng Kông không được chính phủ hỗ trợ trực tiếp về tài chính hoặc chính sách (hạn chế phim nước ngoài). Vì lý do này nền điện ảnh Hồng Kông mang tính thương mại hóa rất cao, các bộ phim được làm ra thường với tiêu chí đầu tiên là phải thu hút được công chúng. Điều này giải thích cho các thể loại phim thế mạnh của điện ảnh nước này là phim võ thuật (trong đó có phim cổ trang), phim hành động hoặc phim hài.
Rất nhiều nhà làm phim gốc Hồng Kông làm nên sự nghiệp tại quê nhà hay nước ngoài. Đồng thời các biên đạo võ thuật của nơi đây cũng đóng góp vào những bộ phim tên tuổi quốc tế. Nhiều minh tinh quốc tế xuất thân từ Hồng Kông như: Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc… cũng đa vang danh thế giới, xây dựng nên một đế chế sự nghiệp cá nhân đồ sộ, ghi dấu trong lòng khán giả.
5.3. Du lịch tại Hồng Kông
Các cơ quan văn hoá như bảo tàng, học viện nghệ thuật, viện giải trí và văn hoá… đều được chính quyền bao cấp và tài trợ. Vừa tạo việc làm cho các diễn viên trong nước và quốc tế, vừa thúc đẩy hoạt động giải trí, tham quan.
Lan Quế Phường, Tiêm Sa Chuỷ, Loan Tể, Vượng Giác là 4 cái tên điểm mặt trong các con phố ăn chơi giải trí tại Hong Kong. Đời sống về đêm ở đây rất náo nhiệt và sôi động với các nhà hàng, bar pub và các điểm tụ tập vui chơi. Hay xem Kinh Kịch và các loại hình biểu diễn nghệ thuật đường phố tại Chợ đêm phố Miếu Nhai. Ngoài ra còn có các loại hình massage Hong Kong thư giãn thú vị.
Dọc theo bên nước Tsim Sha Tsui, một khu đi dạo nối dài được xây nên, dành cho bất cứ ai muốn thư thái thả bộ mà tận hưởng luồng gió biển phả vào đất liền. Phía trên cao nơi đỉnh Victoria, vào những ngày trời quang, dựa vào khe ống nhòm nơi đây có thể thu cả Hong Kong vào trong một ánh nhìn.
Có một “Hồng Kông” giữa lòng Sài Gòn
Ở trên, ta đã nhìn thấy một Hồng Kông đồ sộ uy quyền về kinh tế. Một Hồng Kông kiêu hãnh với hai nền văn hoá Á – Âu giao thoa. Một Hồng Kông thăng trầm lịch sử, chính trị; với những nét độc đáo về văn hoá, tín ngưỡng, giáo dục và ẩm thực…
Vậy mà không cần kiếm đâu xa, giữa lòng Sài Gòn tấp nập này, ta lại có thể tìm thấy một “Hồng Kông” bé hơn, sầm uất và yên bình hơn. Một “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”.
1. Chợ Lớn – Trăm năm tinh hoa Sài Gòn
300 năm gìn giữ, 300 năm chắt chiu
Gầy dựng chí tiến bao nhiêu thăng trầm
Chợ Lớn từ lâu đã trở thành một nơi đặc biệt gắn liền với Sài Gòn, tựa như một phần không thể tách rời khỏi thân thể.
Sài Gòn có tuổi đời đã hơn 300 năm, thuở sơ khai vốn chỉ bắt đầu từ một xóm nhỏ có diện tích hơn 1km2 bắt đầu từ ven kênh Tàu Hũ. Nơi đó chính là Chợ Lớn. Vậy nên có thể nói, lịch sử Sài Gòn gắn liền với lịch sử Chợ Lớn, nơi mà những thăng trầm của trăm năm đời người đã trôi qua, mà những di sản từ một thời vang bóng vẫn ở lại tại nơi này.
2. Sài Gòn Chợ Lớn – một nét Hồng Kông duyên dáng khó tìm
Người Việt ta vốn có cách gọi dí dỏm là “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” hay “Sài Gòn Chợ Lớn Hồng Kông”. Vì sao? Vì có thể nói, so với dân tộc Trung Hoa, người Việt gốc Hoa sinh sống tại Chợ Lớn và các khu vực lân cận có những điểm tương đồng với người Hồng Kông hơn là người Trung Quốc.
Điểm tương đồng ấy không chỉ là về ngôn ngữ, lối ăn mặc, các phong tục lễ nghi mà còn là tư tưởng, triết lý và nhiều giá trị khác.
2.1. Lịch sử “Hong Kong” Sài Gòn
Người Hoa di cư đến An Nam
Bất mãn sự suy vong của nhà Minh và sự lên ngôi mới của Triều đình Mãn Thanh, nhiều người dân Trung Hoa đã bỏ xứ mà đi, nương theo thuyền bè vượt biển đến đàng trong nước Việt, xin được quy hàng dưới chân chúa Hiền (chúa Nguyễn Phúc Tần).
Người Hoa từ ngàn xưa đã là những thương gia tài giỏi, có mặt họ ở đâu là ở đó hoạt động giao thương sầm xuất, họp chợ nhộn nhịp. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Những người Hoa đến nhờ nương náu dưới trướng chúa Nguyễn đã giúp chúa mở mang bờ cõi, sinh sôi dân chúng và mở ra các phiên họp chợ cùng các đại phố lớn.
Tàu thuyền đến đây buôn bán tấp nập. Hải cảng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một nhiều, đời sống dân cư trở nên giàu có và thịnh vượng. Đây chính là tiền đề để niềm Nam trở thành mảnh đất “cơ hội” và nơi thông thương hội nhập như ngày nay.
Điều ấy đã được Trịnh Hoài Đức (1765-1825), cũng là con cháu người Phúc Kiến di cư, nhắc lại trong tác phẩm Gia Định thành thông chí: “Họ trồng lúa, phá rừng, mở tiệm và lập chợ. Nhờ các sinh hoạt và giao thương của họ, mọi loại thương thuyền không ngớt tới lui từ Trung Hoa, Tây Dương, Nhật Bản, Nam Dương”.
Thành lập Chợ Lớn
Chợ Lớn do người gốc Hoa thành lập năm 1778, nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ. Ít lâu sau cuộc giao tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn kết thúc, khu vực này bị tàn phá. Sau đó lại được người Hoa xây dựng lại. Chợ Lớn lúc này trở mình trở thành một nơi sung túc và nhộn nhịp hơn.
Năm 1951, khu Sài Gòn – Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn. Từ đó, địa danh Chợ Lớn chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và một phần quận 11.
2.2. Di sản còn lưu lại
Thời gian có thể mai một và làm méo mó đi các di tích – những chứng nhân lịch sử. Tuy nhiên, dường như ở Chợ Lớn, dấu tích tàn phai có vẻ chậm lại rất nhiều.
Những di sản lưu tại nơi này không chỉ là các hiện vật hiện hữu, mà còn là những giá trị vô hình tạo nên “quốc hồn quốc tuý” của Chợ Lớn người Hoa nói chung hay Sài Gòn nói riêng.
Những giá trị vô hình ấy là những mái đầu xanh rồi lại bạc của những chủ tiệm ăn “cha truyền con nối” đời đời. Mùi hương khói trầm nghi ngút từ các đền miểu, tiếng Tiều hay tiếng Quảng Đông xì xồ pha lẫn tiếng Việt lơ lớ Hay đơn giản là không khí đỏ rực của hội hè mang đậm nét Hán nhân cổ đại… Tất cả tạo nên một vùng đất rất “Hồng Kông”, rất hoài cổ.
Những quán ăn có tuổi tính bằng cả đời người nằm lúp xúp bên mấy ngôi chùa Thiên Hậu, đình Quan Công, đình Minh Hương hay hội quán Tuệ Thành… Con đường Lương Nhữ Học rực sắc đèn lồng, Hải Thượng Lãng Ông sực nức mùi thảo mộc tứ tán theo gió vươn khắp chốn. Chợ An Đông ngày đêm sầm uất, khách sạn Windsor hay Thuận Kiều Plaza nườm nượp khách viếng đêm ngày…
Người Việt gốc Hoa tại Chợ Lớn
Không nhất thiết phải đến tận nơi đó, ta vẫn có thể cảm nhận một không khí rất “Hồng Kông”. Bằng cách đến khu người Hoa ở quận 5, quận 6 và quận 11, đặc biệt là khu Chợ Lớn Sài Gòn.
Tại Chợ Lớn, ta sẽ bắt gặp những “Hoa Kiều”, hay bây giờ là “Người Việt gốc Hoa”. Bao gồm người Tiều, người Quảng Đông, người Hẹ… – những người lưu giữ những truyền thống tinh hoa tốt đẹp của Hồng Kông nói riêng và châu Á nói chung. Đây là một điều đáng trân quý, góp phần vào sự đa dạng bản sắc dân tộc nước nhà.
Lời kết
Hoa Kiều hay người Hoa có liên quan gì đến cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Sài Gòn? Và họ đã có những đóng góp gì vào kinh tế, văn hoá và đời sống nhân dân ta? Bạn đọc hãy cùng Hoa Kiều tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết: “Giải mã “Hồng Kông” bên hông Chợ Lớn (Phần 2) nhé.
Xem thêm:
Massage hoa kiều – Massage Hồng Kông sang trọng giữa lòng Sài Gòn
Top 3 cơ sở Massage Hồng Kông chuyên nghiệp TP.HCM
Bật Mí 5 địa điểm Spa & Massage gần Quận 5
Giải mã “Hong Kong” bên hông Chợ Lớn (Phần 2)