Giải mã “Hong Kong” bên hông Chợ Lớn (Phần 2)

Trong phần 1, chúng ta đã cùng nhau giải mã vùng lãnh thổ Hong Kong và “Hong Kong bên hông Chợ Lớn”. Phần tiếp theo sau đây, ta cùng tiếp tục tìm hiểu về người Hoa hay Hoa Kiều trên đất Việt bạn nhé. Những đóng góp của người Việt gốc Hoa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thật sự rất đáng ngưỡng mộ. Hãy cùng Hoa Kiều tìm hiểu ngay thôi.

Người Hoa hay Hoa Kiều trên đất Việt

Người Hoa hay Hoa Kiều trên đất Việt

Từ Hoa Kiều đến người Việt gốc Hoa

Trăm năm bãi bể nương dâu

Hoa Kiều chung sống phải đâu người ngoài

1. Người Trung Hoa và Hoa Kiều giống và khác nhau điểm nào?

Bạn đã bao giờ nghĩ có sự khác biệt giữa người Trung Hoa và Hoa Kiều – người Việt gốc Hoa trên đất ta chưa? Nếu bạn nghĩ rằng không có sự khác biệt, thì bạn lầm rồi. 2 dạng người này được xem là 2 dân tộc riêng biệt, tuy có cùng tổ tiên huyết thống.

1.1. Giống nhau

Xét về mặt phả hệ tổ tiên từ lâu đời, người Trung Hoa (ngày nay còn gọi người Trung Quốc) và người Hoa (hay còn gọi Hoa Kiều) tại đất Việt đều có chung tổ tiên. Đó là người gốc Hán. Người gốc Hán chiếm phần trăm dân số rất đông trên thế giới. Tập trung chủ yếu ở Trung Quốc và rải đều các nước khác như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…

Người Hoa và "các chú" Hoa Kiều" đều có chung tổ tiên là người gốc Hán

Người Hoa và “các chú” Hoa Kiều” đều có chung tổ tiên là người gốc Hán

Trong cuộc chiến tranh lật đổ nhà Minh của người Mãn vào thế kỷ 17, người Mãn đã lập ra triều đình Mãn Thanh, cai trị cả người Hán lẫn người Mông Cổ. Không chịu quy phục trước nhà Mãn, nhiều người Hán đã bỏ quê hương mà di dân sang các vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà người Hoa sống hiện thời trong nước ta đa phần là người gốc Hán. Chung gốc gác với người Hán bên Trung Quốc.

1.2. Khác nhau

Tuy cùng đều là người gốc Hán, và những người Hoa trên đất Việt vẫn luôn gìn giữ và ghi nhớ cội nguồn dân tộc của mình. Song, những người hoa hay Hoa Kiều này đã không còn là người Trung Quốc. Bằng chứng rõ ràng nhất là họ không thừa nhận mình là người Trung, mà khẳng định mình là những “người Việt gốc Hoa”, sinh sống và phát triển thành một cộng đồng “Hong Kong bên hông Chợ Lớn”.

"Các chú" Hoa Kiều khẳng định mình là người Việt gốc Hoa

“Các chú” Hoa Kiều khẳng định mình là người Việt gốc Hoa

Trải qua mấy trăm năm sinh sống và phát triển, dựng vợ gả chồng sinh con trên đất Việt, đại bộ phận người Hoa đã đồng hoá sắc dân của mình với người Việt Nam. Đồng thời tiếp nhận và giao thoa văn hoá người Việt. Nhưng cũng không quên ghi nhớ những truyền thống tốt đẹp tự ngàn đời xưa của cha ông người Hán.

2. Lịch sử di dân của người Hoa

Những tộc người Hoa Kiều hiện đang sinh sống cùng với chúng ta ngày nay là kết quả của một cuộc di dân từ mấy trăm năm về trước. Không chỉ dừng lại ở đó, đồng bào Hoa Kiều trên đất Việt còn đóng góp sức lực và tiền của không nhỏ trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước.

2.1. Rời Trung Nhập Việt

Thế kỷ 17, sự suy vong của nhà Minh và sự lên ngôi của nhà Thanh đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Trung Hoa. “Phản Thanh phục Minh” là khẩu hiệu phất cao của những người Hán nuôi mộng báo quốc thời bấy giờ. Một số bộ phận người Hán khác thì không thiết tha lưu luyến gì mảnh đất cũ. Vì vậy quyết chí ra đi tìm miền đất mới để có thể sinh sống, an cư và lạc nghiệp.

Mấy nghìn người Hán vượt biển đến An Nam xin được Chúa Nguyễn che chở

Mấy nghìn người Hán vượt biển đến An Nam xin được Chúa Nguyễn che chở

Hai danh tướng người Hán bấy giờ là Trần Thượng Xuyên – Mạc Cửu là những người tiên phong lèo lái thuyền người. Họ xuôi theo cửa biển về vịnh Đà Nẵng của đất An Nam xin được thuần phục vua đất Việt (chúa Hiền, 1648 – 1687). Họ thà làm dân xứ khác còn hơn làm tướng triều lưu vong.

Thấu cảm cho nỗi niềm vong quốc này, chúa Hiền đã cho họ ở lại, khiến họ vào vùng Đông Phố (lưu vực Đồng Nai). Tại đó, họ định cư thành hai nhóm, dựng làng xã sinh sống, mở thông thương giao dịch. Trở thành các công dân Hoa Kiều hợp pháp đầu tiên trên đất Việt.

2.2. Miền Nam trù phú và dồi dào

Rồi từ đó, làng “Minh Hương” (làng của người Minh trên đất Việt) được thành lập, nổi tiếng và vang xa tên tuổi. Có thể gói gọn cốt cách của làng Minh Hương trong 2 câu thơ được truyền miệng sau:

Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng

Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương

Nhờ người Hoa đến đàng trong sinh sống và buôn bán giao thương, miền Nam bỗng trở nên trù phú và sống động hơn bao giờ hết. Đất hoang được khai khẩn, bờ cõi được mở rộng và việc làm ăn buôn bán phất lên. Thực phẩm và vải vóc dồi dào, hàng nhập khẩu từ nhiều nước Tây Dương, Nhật bản Chà Và tấp nập cập bến.

Người Hoa đến mỏ chợ khiến miền Nam trở nên trù phú và giàu có

Người Hoa đến mỏ chợ khiến miền Nam trở nên trù phú và giàu có

Tuy thu lợi từ những Hoa Kiều định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Trong thời kỳ thịnh trị, người Hoa tuy giàu có và tự do nhưng luôn bị người Việt kỳ thị. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn Hoa Kiều vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ XVIII.

Đây cũng là một nét buồn trong cách đối nhân xử thế và niềm tin giữa 2 dân tộc cùng chia chung mảnh đất lúc bấy giờ.

3. Những đóng góp của Hoa Kiều trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc

Đến thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Đồng thời trong thời gian này, người Trung Hoa theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của Pháp mà đến Việt Nam. Từ đây nhiều đóng góp thăng trầm của đồng bào Hoa Kiều trên đất Việt bắt đầu hiển lộ rõ ràng.

3.1. Trước năm 1945

Trước 1945, tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu. Còn có một mặc hàng đặc biệt được Pháp công khai buôn bán và khuyến khích dân thuộc địa sử dụng là “cô tiên nâu”.

“Cô tiên nâu” hay còn gọi thuốc phiện, phải nói là một tệ nạn không mấy tốt đẹp của nước ta thời bấy giờ. Nhiều tầng lớp từ thượng lưu đến giới trí thức hay lao động phổ thông đều dính vào cơn nghiện ngập với thứ thuốc này. Khắp các nơi, lều trại hút chích được dựng lên, đủ mọi tầng lớp. Trong khi ở nước ta, thuốc phiện được cổ vũ sử dụng như một loại “tiên dược” thì tại Pháp, loại “tiên dược” này bị cấm bặt.

Người đẹp ngả nghiêng bên bàn đèn trong cơn say "cô tiên nâu"

Người đẹp ngả nghiêng bên bàn đèn trong cơn say “cô tiên nâu”

Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương. Bằng khả năng buôn bán của mình, các thương nhân người Hoa đã hợp tác cùng Pháp phân phối thuốc phiện độc quyền trong nước. Không chỉ Pháp mà người Hoa cũng đạt được món lợi khổng lồ từ việc buôn này. Nguồn lợi kinh tế và sức ảnh hưởng này là tiền đề để người Hoa bắt đầu khống chế kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980.

3.2. Trước năm 1975

Từ năm 1956, nhận thấy tầm ảnh hưởng của cộng đồng các Hoa Kiều tại miền Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm đã ban hành nhiều chính sách nhằm thẳng vào khối 1 triệu người Hoa sinh sống ở miền Nam, cụ thể:

  • Buộc tất cả những ai là Hoa Kiều phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất.
  • Phải đổi thành tên tiếng Việt.
  • Sang nhượng lại 11 thương nghiệp cho người Việt, bao gồm buôn gạo và hàng tạp hoá.
  • Trường học của người Hoa phải giảng dạy bằng tiếng Việt và bổ nhiệm Hiệu trưởng người Việt Nam.
Cộng đồng các Hoa Kiều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế miền Nam bấy giờ

Cộng đồng các Hoa Kiều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế miền Nam bấy giờ

Trước sự chèn ép này, người Hoa đã xuống đường bạo động và biểu tình. kết quả dẫn đến khiến nền kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ:

  • Trường học trong khu Chợ Lớn – Sài Gòn đóng cửa.
  • Hàng loạt hoạt động thương mại đình chỉ.
  • Tiền được rút sạch ra các ngân hàng, dòng tiền bị ngưng trệ, lạm phát bùng nổ.
  • Trăm nghìn người mất công ăn việc làm.
  • Vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế bị người Hoa từ chối vận chuyển, dẫn đến nông sản tại miền quê bị ứ đồng mà thành phố lại khan hiếm; trong nước đọng thành từng chỗ còn quốc tế thì không thể giao thương.

3.3. Quyền lực thao túng nằm trong tay các “Hoa Kiều”

Càng siết chặt các chính sách với người dân Hoa Kiều, chính phủ lâm thời miền Nam càng trở nên lụn bại. Đặc biệt đặt kinh tế hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của tiểu bộ phận thương nhân người Hoa giàu có miền Nam.

Chính phủ Ngô Đình Diệm nhượng bộ

Nhận thấy ảnh hưởng không thể thay thế của người Hoa trong nền kinh tế, Chính phủ Ngô Đình Diệm nhượng bộ. Thực thi các chính sách mềm mỏng với người Hoa về kinh tế, chính trị, làm nguôi ngoai cơn giận giữ của họ. Người Hoa cũng gần như chuyển sang hết quốc tịch Việt Nam, chỉ trừ một số người già.

Thời kỳ "đỉnh cao chi phối" của người Hoa trên đất Việt

Thời kỳ “đỉnh cao chi phối” của người Hoa trên đất Việt

Trong thời kỳ có thể gọi là “đỉnh cao chi phối” của người Hoa trên đất Việt, họ nắm hầu như toàn bộ tiềm lực về kinh tế, khiến giới lãnh đạo bấy giờ cũng phải bất lực không thể làm gì. Hoa Kiều còn góp phần không nhỏ vào tình trạng tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, trốn quân dịch, gây bất ổn định chính trị xã hội miền Nam thời bấy giờ.

Kinh tế miền Nam bị kiểm soát hoàn toàn trong tay Hoa Kiều

Thời điểm năm 1965, Hoa Kiều sống tập trung tại Sài Gòn chia thành 5 bang. Bao gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ và Hải Nam. Họ nắm giữ các vị trí quan trọng khác nhau trong nền kinh tế miền Nam:

  • Người Quảng Đông: nắm các xưởng cơ khí, máy móc và dệt may.
  • Người Phúc Kiến: thống lĩnh giao thương với các công ty vận tải đường thủy, đường bộ.
  • Người Triều Châu: làm ăn nhỏ lẻ bằng cách mở tiệm ăn, tiệm tạp hóa.
  • Người Hẹ: chuyên về tiểu thủ công nghiệp như lập lò rèn, nhà máy nước đá, đóng giày, làm bánh.
  • Người Hải Nam: kinh doanh thủy hải sản.
Kinh tế miền Nam bị kiểm soát hoàn toàn trong tay các Hoa Kiều

Kinh tế miền Nam bị kiểm soát hoàn toàn trong tay các Hoa Kiều

Ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế. Vậy mà ở miền Nam, ngân hàng, rạp chiếu bóng, nông sản và lương thực, giao thông vận chuyển hàng hải, độc quyền vận tải và công nghiệp hoá chất gần như được người Hoa nắm gọn trong lòng bàn tay. Đặc biệt là giá cả.

Hoa Kiều gần như nắm trọn viêc chi phối giá cả từ trên xuống dưới, từ các mặt hàng đắt đỏ như vàng cho tới những hàng hoá nông phẩm bình thường như phân bón. Tưởng chừng như vô hại, song chính sách siết – thả giá như vậy buộc thị trường nhà sản xuất và người tiêu dùng bao phen đứng ngồi không yên, chao đảo và chạy theo giá mà người Hoa cung ứng cho thị trường.

3.4. Sau năm 1975

Sau khi giành lại độc lập, song song với quá trình tái thiết kinh tế, chính phủ Việt Nam phải đối mặt với một nguy cơ đáng lo ngại hơn là vấn nạn Hoa Kiều trên đất Việt.

Sau năm 1975, quyền lực chi phối của người Hoa đã giảm xuống đáng kể

Sau năm 1975, quyền lực chi phối của người Hoa đã giảm xuống đáng kể

Chính phủ Việt Nam e ngại Trung Quốc có thể sử dụng Hoa Kiều như một đầu cơ quấy nhiễu và buộc Việt Nam theo các chính sách của họ. Đồng thời sự giàu có của cộng đồng Hoa kiều bị xem là mối đe dọa đối với ban lãnh đạo. Chính vì vậy mà tư sản người hoa đa phần đều bị tịch thu tài sản. Các doanh nghiệp lớn nhỏ bị quốc hữu hoá. Nhà nước còn tiếp quản cả hội quán và bệnh viện của người Hoa.

Đến năm 1989, người gốc Hoa không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa. Các Hoa Kiều giờ đây đã trở thành những người Việt gốc Hoa: đã đồng hóa với người Việt Nam về mặt cư trú, ngôn ngữ, giáo dục… Và cũng khó phân biệt giữa một người gốc Hoa và một người Việt về mặt hình thức dù họ vẫn giữ một số phong tục tập quán của tổ tiên mình.

3.5. Từ năm 1986 đến nay

Từ năm 1986, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra khoan hoà với Hoa Kiều. Mục đích là muốn hoà giải tình trạng căng thẳng với Trung Quốc. Nhờ đó, sự kỳ thị chống người Hoa đã giảm rõ rệt.

Cùng với đó, các Hoa Kiều cũng dần lấy lại ảnh hưởng kinh tế – văn hoá ở Việt Nam. Về mặt tư tưởng – nhận thức, cho đến cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21, người gốc Hoa đã hòa nhập sâu sắc vào xã hội Việt Nam. Đến mức họ tự nhận là người Việt Nam gốc gác Hoa. Thậm chí các Hoa Kiều còn được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Từ 1986 đến nay, cộng đồng người Việt và người Việt gốc Hoa sống thuận hoà cùng nhau

Từ 1986 đến nay, cộng đồng người Việt và người Việt gốc Hoa sống thuận hoà cùng nhau

4. Ngôn ngữ và đời sống người Hoa

Ngôn ngữ và đời sống người Hoa vô cùng phong phú. Trải qua mấy trăm năm biến động, những giá trị văn hoá và đời sống của người Hoa đã giao thoa cùng người Việt. Làm giàu thêm tiếng nói dân tộc cùng nhiều giá trị sống khác.

4.1. Đời sống

Ngày nay, người Hoa sinh sống rải đều khắp đất nước Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở Sài Gòn. Tại Sài Gòn, họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại quận 5, quận 11, quận 6. Ngoài ra còn rải rác khắp các quận 8 và quận 10.

Số Hoa Kiều còn lại phân bố ở các tỉnh miền Tây và miền Bắc nước ta. Ở miền tây, đa phần là người tiều tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu. Về phía cộng đồng người Hoa tại miền Bắc Việt Nam, có người Ngái chiếm đa phần. Tập trung chủ yếu ở Bắc Giang và Quảng Ninh.

Các Hoa Kiều sống khắp nơi, chủ yếu tập trung ở Chợ Lớn, Sài Gòn

Các Hoa Kiều sống khắp nơi, chủ yếu tập trung ở Chợ Lớn, Sài Gòn

Tất cả cộng đồng Hoa Kiều vẫn luôn giữ gìn bản sắc Hán nhân hay Đường nhân xa xưa của mình, như một lời nhắc nhở và tự hào về gốc gác tổ tiên. Song, đời sống sinh hoạt và tinh thần của họ đã đồng hoá sâu sắc với người Việt. Đến nỗi khó mà phân biệt được họ khi sinh sống trong cộng đồng chung.

Bằng những nỗ lực đáng kể nhằm xoá bỏ nghi kỵ và kỳ thị giữa 2 dân tộc, giờ đây đã được đền đáp xứng đáng. Chẳng hạn người Việt có thể bất bình với những hành đồng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù nhằm vào các gia đình người gốc Hoa sống cạnh nhà mình.

4.2. Ngôn ngữ

Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn thuộc về bốn nhóm người chính:

  • Quảng Đông (Việt): là nhóm người đông nhất. Tính tình rộng rãi, giỏi kinh doanh buôn bán.
  • Phúc Kiến (Mân): gia trưởng và coi trọng việc thi cử đỗ đạt.
  • Triều Châu (Tiều): tiết kiệm, kham khổ và siêng năng.
  • Khách Gia (Hẹ): phóng khoáng và đặc biệt nấu ăn rất ngon, nhất là những món Tây.

Tiếng Quảng Đông hầu như là ngôn ngữ chủ đạo đối với cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong các giao dịch làm ăn của cộng đồng Hoa Kiều Chợ Lớn, tiếng Quảng Đông rất phổ dụng. Ngôn ngữ này được quy ước như một ngôn ngữ chung giữa các tộc người Quảng Đông, Phúc Kiến, Hẹ, Triều Châu và Hải Nam.

Các nhóm cộng đồng phương ngữ khác (Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia, Hải Nam) thì tuỳ biến sử dụng trong gia đình hay giao thương nội bộ.

5. Kiến trúc nhà ở, đền chùa

Kiến trúc Hoa Kiều tại nơi đây, đặt biệt là tại Chợ Lớn Sài Gòn luôn mang một âm hưởng thú vị, độc đáo. Bằng chứng là các dãy nhà cổ điển cùng các khu tứ viện thờ thần linh vẫn còn nguyên giá trị tới ngày hôm nay.

5.1. Kiến trúc nhà ở

Hoa Kiều ở Chợ Lớn thường xây dựng nhà cửa ở nơi đông dân cư để thuận lợi cho việc làm ăn, buôn bán. Phổ biến hơn cả là nhà phố. Nhà phố của người Hoa thường được xây từ một đến hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài.

Người Hoa thường xây nhà nơi đông dân cư để thuận lợi cho việc làm ăn

Người Hoa thường xây nhà nơi đông dân cư để thuận lợi cho việc làm ăn

Chiều sâu này phù hợp với không gian chật hẹp của các khu đất liền kề nhau, đồng thời còn giúp tiết kiệm và kết hợp nhiều công năng của từng nếp nhà. Nếp nhà của người Hoa thường được chia làm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Mỗi gian nhà đều được bài trí theo phong cách phù hợp với ứng dụng từng gian, đặc biệt có liên quan đến phong thuỷ và các yếu tố tâm linh.

Do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của vùng đất phương Nam, những vật liệu chính dùng để xây nhà ở đây bắt buộc phải có sức chịu lực và độ bền cao. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, trần thấp, hai bên có tường gạch ngăn cách. Đảm bảo có cửa sổ để thông thoáng gió lùa.

5.2. Kiến trúc đền chùa

Quần thể miếu, chùa, hội quán của người Hoa vùng Chợ Lớn được xây cất khá liền kề, tập trung thành một cụm những di tích phong phú và đa dạng về mặt kiến trúc. Đây cũng là những “chứng nhân lịch sử” lưu trữ những giá trị cổ xưa, mang đậm tinh thần uống nước nhớ nguồn và văn hoá dân gian của cộng đồng Hoa Kiều vùng Chợ Lớn.

Những "chứng nhân lịch sử" lưu trữ những giá trị cổ xưa

Những “chứng nhân lịch sử” lưu trữ những giá trị cổ xưa

Lối kiến trúc chữ “Tam” là lối kiến trúc thường thấy ở các khu người Hoa, đặc biệt là Chợ Lớn và các khu vực lân cận. Đặc biệt nhất là lối kiến trúc tiêu biểu thường gọi là “tứ hợp”, hay còn gọi “hình ấn” – là lối kiến trúc cổ đại tiêu biểu của Trung Hoa. “Tứ” tức chỉ tứ phía là “đông, tây, nam, bắc”, “hợp” tức là phòng ốc ở bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, hình thành nên một kết cấu hình chữ “khẩu” (“口”).

Đền chùa người Hoa trang trí rất tinh xảo và cầu kỳ

Đền chùa người Hoa trang trí rất tinh xảo và cầu kỳ

Trong những ngôi đền chùa miểu ấy, ta thường bắt gặp những đề tài trang trí phức tạp, chẳng hạn: long – lân – quy – phụng; tiên đồng – ngọc nữ… Cùng các bức phù điêu chạm trổ thờ Thành Hoàng, Thiên Hậu và các vị thánh thần phạt độc đáo, mang đậm dáng dấp và hình hài cốt cách người Hoa.

6. Lễ nghi và thờ cúng của “các chú” Hoa Kiều

Người Hoa hay Hoa Kiều rất trọng Nho Giáo. Tư tưởng “ngũ thường”, “tam tòng” và “tứ đức” đã từ lâu thấm nhuần vào xương tuỷ người Hoa, đặc biệt là nghĩa trọng tổ tiên sinh thành và tổ tiên tâm linh. Chính vì vậy mà “các chú” Hoa Kiều luôn giữ gìn các lễ nghi, phong tục thờ cúng truyền lại từ nhiều đời.

Tư tưởng Nho Giáo đã ăn sâu trong tâm trí người Hoa Kiều

Tư tưởng Nho Giáo đã ăn sâu trong tâm trí người Hoa Kiều

Khác với người Việt, trang thờ ông bà của người Hoa được đặt ngang hàng với các trang thờ thần linh hoặc thờ phật ở trên cao, chính giữa gian nhà chính. Riêng người Hoa Phúc Kiến thì trang thờ ông bà nhỏ hơn các trang thờ thần linh và được đặt thấp hơn ở một bên. Trên trang thờ ông bà, người Hoa không đặt di ảnh như người Việt mà chỉ đặt bài vị, đó là một khung kính bên trong lồng giấy đỏ viết chữ Hán bằng nhũ vàng. Trên đó ghi họ tên, ngày tháng năm mất của người người đã khuất.

Con cháu căn cứ vào ngày tháng trên đó mà cúng giỗ. Người Hoa Kiều không thờ di ảnh. Nếu có, họ thường treo di ảnh ở trên tường phía bên phải hoặc trái căn nhà, sao cho di ảnh không hướng ra cửa chính, không cần phải ở cạnh trang thờ. Ngoài ngày giỗ, lễ tết, các gia đình phải sắm lễ trình báo tổ tiên khi có bất kỳ sự kiện nào như đầy tháng, thôi nôi, mừng thọ, lễ cưới, lễ tang…

Trang thờ ông bà của người Hoa được đặt ngang hàng thờ thần linh, Phật tổ

Trang thờ ông bà của người Hoa được đặt ngang hàng thờ thần linh, Phật tổ

7. Ẩm thực trứ danh của người Hoa giữ lòng Chợ Lớn

7.1. Đặc trưng món ăn của từng dân tộc Hoa kiều

Tuy cùng sinh sống với nhau, song từng tộc người khác nhau lại có các thế mạnh về từng món khác nhau. Những thế mạnh riêng biệt này tạo nên các hương vị độc đáo quyện hoà trong khu ẩm thực người Hoa trứ danh quận 5, quận 6 và quận 11. Bao gồm:

  • Người Quảng Đông: nổi tiếng các món canh tiềm, điểm tâm (há cảo, xíu mại), hoành thánh, sủi cảo, hủ tíu mì…
  • Người Tiều: nổi danh với cháo trắng cà na, trứng vịt muối, cải xá bấu, ruột heo xào cải chua, bún gạo xào và phá lấu…
  • Người Phúc Kiến: có món Phật leo tường nổi danh khắp chốn.
  • Người Hẹ: nấu các món như cơm chiên, cơm xào, bò bít tết, gà xối mỡ, nui xào bò… và những món Tây. Thời Pháp thuộc, các đầu bếp nấu ăn cho quan Tây phần lớn là người Hẹ.
Món ăn của người Hoa vô cùng đa dạng, đặc sắc

Món ăn của người Hoa vô cùng đa dạng, đặc sắc

7.2. Thói quen ăn uống độc đáo của người Hoa

Cách nêm nếm, món ăn chính, ăn phụ của các Hoa Kiều cũng có nét độc đáo riêng biệt khác với người Kinh ta, có thể kể đến một vài điểm như sau:

  • Nêm nếm: Khác với người Việt hay dùng mắm và bột ngọt, bột canh để nêm nếm; các đầu bếp Hoa Kiều lại thích sử dụng nước tương, dấm đỏ, bột ngũ vị hương và dầu mè để nêm nếm cho món ăn của mình.
  • Canh: Người Hoa ăn cơm nhất thiết phải có canh. Canh của người Hoa rất đặc biệt. Thông thường người Việt sẽ nấu chín vừa tới nồi canh, ăn kèm với cơm hoặc húp riêng. Còn canh của người Hoa lại nấu theo phương pháp ninh nhừ thịt, rau cải và các vị thuốc bắc, táo tàu, kỷ tử… chung cùng nhau. Canh được ninh trong mấy tiếng đồng hồ sẽ nhừ ra, chất dinh dưỡng trong thịt & rau củ thấm hết vào nước canh. Vì vậy mà người Hoa thường chỉ uống nước canh, bỏ xác.
  • Chè: Người Hoa thích ăn chè cùng với thoòng sủi (nước đường). Chè người Hoa thường được nấu chung với tất cả các nguyên liệu một lúc. Bao gồm các loại đậu, củ, hạt, quả. Các vị thuốc bắc (hoài sơn, kỷ tử, thục địa, ngân nhĩ…) Đồng thời còn bỏ thêm cả trứng gà, trứng cút, tuyết giáp, mai rùa… vào nồi chè. Lúc này chè không chỉ giúp giải nhiệt thanh mát cơ thể mà còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Chè hột gà - một món chè độc đáo và dinh dưỡng của người Hoa

Chè hột gà – một món chè độc đáo và dinh dưỡng của người Hoa

Lời kết

Thông qua 2 phần của bài viết “giải mã Hong Kong bên hông chợ lớn”, chúng tôi hy vọng cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Đồng thời làm sáng tỏ phong cách Hoa Kiều, con người Hoa Kiều và góc nhìn Hoa Kiều, từ đó thấu hiểu hơn cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Xem thêm:

Massage hoa kiều – Massage Hồng Kông sang trọng giữa lòng Sài Gòn

Top 3 cơ sở Massage Hồng Kông chuyên nghiệp TP.HCM

Bật Mí 5 địa điểm Spa & Massage gần Quận 5

Giải mã “Hong Kong” bên hông Chợ Lớn (Phần 1)