Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy – chữa bệnh không dùng thuốc

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là một liệu pháp thư giãn và chữa trị tuyệt vời. Liệu pháp này dành cho những ai đang gặp phải triệu chứng đau nhức cổ vai gáy và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn có đang gặp phải vấn đề như vậy? Nếu vậy thì hãy xem ngay bài chia sẻ của chúng tôi dưới đây, để nắm cho mình cách xoa bóp chữa trị khỏi căn bệnh này nhé.

Xoa bóp ấn huyệt vùng cổ gáy là một liệu pháp thư giãn và chữa trị tuyệt vời

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là một liệu pháp thư giãn và chữa trị tuyệt vời

Vùng cổ gáy – nơi hay xuất hiện A Thị Huyệt

Những cơn đau liên miên thường xuyên túc trực trong người khi cơ thể chúng ta gặp phải các vấn đề, đặc biệt là các cơn đau tại cái vùng huyệt vị dễ bị tổn thương. Trong đó có vùng cổ gáy là nơi a thị huyệt thường xuyên xuất hiện nhất. Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy có thể làm dịu cơn đau do a thị huyệt tác động lên cơ thể.

1. Vùng cổ gáy của con người

Bạn có biết cổ gáy và vai là nơi chứa nhiều dây thần kinh lớn, động mạch, tĩnh mạch của cơ thể? Đây là những bộ phận cực kỳ dễ bị tổn thương. Và khi tổn thương, chúng sẽ gây ra các hiện tượng tê nhức, đau mỏi, gây khó khăn trong sinh hoạt và đời sống.

Trong các nhóm bệnh lý về cơ xương khớp, đau cổ gáy là một trong những hội chứng phổ biến nhất. Căn bệnh này trước đây chỉ có ở những người từ độ tuổi trung niên trở về sau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đau nhức cổ gáy đã xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hoá.

Cổ gáy và vai là nơi chứa nhiều dây thần kinh lớn, động mạch, tĩnh mạch của cơ thể

Cổ gáy và vai là nơi chứa nhiều dây thần kinh lớn, động mạch, tĩnh mạch của cơ thể

Theo thống kê, hiện thời Việt nam có đến 90% số người mắc tình trạng đau vai, gáy, cổ và các bộ phận liên quan. Vấn đề này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kể cả trong sinh hoạt lẫn tinh thần.

Y học cổ truyền Đông Phương có phương pháp điều trị bệnh này không cần dùng thuốc, đó là phương pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy.

2. A Thị Huyệt trên cơ thể

Trước khi tìm hiểu về cách xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy, ta hãy cùng tìm hiểu về a thị huyệt – nguyên nhân dẫn tới các cơn đau tại vùng cơ thể này.

Nguồn gốc

Cổ nhân có chỉ rõ, tại sách “Thiên kim phương” của Tôn Tư Mạc đời Đường, ngay chương Cứu Liệt, a thị huyệt được mô tả như sau:

“Nước Ngô, nước Thục đa số dùng phép cứu, có phép A thị. Mỗi khi bệnh nhân đau thì xoa bóp ở trên đó, thường ở phía ngoài, tuy không có huyệt nhưng làm cho dễ chịu, hết đau, vì vậy gọi là A thị. Dùng phép cứu thấy hiệu nghiệm, vì vậy gọi là A thị huyệt”

Trong sách Linh Khu thiên 13 “Kinh Cân”, có đoạn nhắc đến “Dĩ thống vi du” – tức lấy chỗ đau làm huyệt. Do đó, có thể thấy rằng a thị huyệt đã có từ xa xưa, được các danh y hoa đà phát hiện và ghi chép, truyền thụ đến ngày nay.

A thị huyệt không phải là huyệt cố định trên cơ thể, chỉ xuất hiện khi cơ thể đau nhức.

A thị huyệt không phải là huyệt cố định trên cơ thể, chỉ xuất hiện khi cơ thể đau nhức.

Trên cơ thể

Vị trí: A thị huyệt không phải là huyệt cố định trên cơ thể, chỉ xuất hiện khi cơ thể đau nhức. Đối với vùng cổ gáy, a thị huyệt thường xuất hiện ở bả vai hoặc sau ót – những chỗ dễ đau nhức và yếu hơn cả.

Tác dụng: Chữa các chứng đau nhức xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi.

Cách châm cứu: Tùy vị trí mà châm nông hay sâu và cứu lâu hay mau.

Vùng cổ gáy ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Cổ gáy của con người là nơi nâng đỡ đầu và các cơ quan trung ương thần kinh quan trọng trong cơ thể. Việc xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa trong việc chữa bệnh tức thời, mà còn có ý nghĩa về một sức khoẻ bền vững, lâu dài.

1. Tổng quan bệnh đau cổ vai gáy

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là một trong những liệu pháp chữa đau cổ gáy hữu hiệu.

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy sẽ bị tác động rất nhiều bởi những cơn đau này.

Hiện tượng đau mỏi vai gáy thường xảy đến đột ngột mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào. Thông thường cơn đau nhức sẽ xuất hiện vào buổi sáng, khi ta mới thức giấc. Ngoài ra còn phổ biến ở những lúc ta đứng ngồi quá lâu, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc thời tiết có thay đổi. Ngoài ra còn tái phát khi ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ…

Đau mỏi vai gáy thường xảy đến đột ngột mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào

Đau mỏi vai gáy thường xảy đến đột ngột mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào

2. Nguyên nhân bệnh đau cổ vai gáy

Theo các thầy thuốc chuyên về xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Có 2 loại nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng cổ gáy, đó là:

Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân cơ học dẫn đến việc đau cổ vai gáy là:

  • Tập luyện quá sức: Trường hợp tập luyện quá sức, tập sai kỹ thuật có thể khiến bạn bị đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, không khởi động trước khi vận động mạnh cũng gây nên tình trạng này.
  • Hoạt động sai tư thế: Ngồi cong lưng trong thời gian dài, ngủ gục xuống bàn… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, lưu thông chậm lên vùng cổ dẫn đến đau mỏi.
  • Tính chất công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đúng một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các cơ vùng cổ, bả vai bị chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng nên dễ bị đau mỏi.
  • Thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu một số vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi có thể khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn, dẫn đến đau đớn, tê bì vùng vai gáy.
  • Chấn thương vùng cổ vai gáy: Thường xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bị đánh… gây đau khớp vai, bầm tím khớp vai, lệch khớp vai…
  • Nhiễm lạnh: Cơ thể nhiễm lạnh có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, lâu dần gây tình trạng đau mỏi vai gáy.
Có 2 nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng cổ gáy: cơ học và bệnh lý

Có 2 nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng cổ gáy: cơ học và bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý

Đau cổ vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đau nhức cổ gáy do đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh vùng tủy, cổ… khiến máu kém lưu thông tại các vùng này. Điều này gây cho người bệnh những cơn đau nhức đau bả vai, vùng đầu (sau gáy) liên miên. Thậm chí trường hợp nặng còn gây cho người bệnh chóng mặt, mất cân bằng vì thiếu máu lên não.
  • Vôi hóa cột sống: Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau cổ gáy là do cột sống bị vôi hóa khi canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Những chồi xương này chèn ép rễ thần kinh ống sống dẫn tới đau cổ vai gáy và khó vận động.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị kéo dãi quá sẽ gây đau mỏi. Người bệnh không chỉ bị đau cổ vai gáy mà còn có các triệu chứng như khó ngủ, mất tập trung, dễ xúc động…
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ khiến cho các cơ bị căng giãn quá mức, dẫn đến rối loạn khớp bả vai. Từ đó các cơn đau sẽ nối đuôi nhau mà xuất hiện.
  • Viêm bao khớp vai: Bị bệnh này, người bệnh sẽ thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc đau lúc nửa đêm, nhất là khi nằm nghiêng.
  • Các bệnh lý khác: Gai đôi cột sống cổ, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, u rễ thần kinh…
Đọc thêm:  Top 10 cơ sở massage Tây Ninh được đánh giá cao hiện tại

3. Đối tượng nguy cơ bệnh Đau cổ vai gáy

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là một liệu pháp tốt dành cho những ai đang mắc phải chứng bệnh quái ác này. Bạn đọc thân mến, những ai có mặt dưới đây có thể có nguy cơ cao mắc bênh đau mỏi cổ gáy, các bạn nên lưu ý:

  • Đối tượng đầu tiên dễ bị tấn công nhất bởi căn bệnh này là những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng…
  • Ngoài ra còn có những đối tượng trước đó đã có bệnh như các bệnh kể trên phần nguyên nhân ở trên.
  • Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy; hay mắc bệnh do mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết.
Đối tượng dễ bị tấn công nhất bởi căn bệnh này là nhân viên văn phòng

Đối tượng dễ bị tấn công nhất bởi căn bệnh này là nhân viên văn phòng

4. Triệu chứng bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy cần được chữa trị bởi phương pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy thì các triệu chứng mới thuyên giảm và dần hồi phục. Hoa Kiều xin gửi đến bạn đọc những triệu chứng người bệnh thường gặp phải khi mắc bệnh này. Bạn đọc lưu ý xem mình có mắc phải hay không để kịp thời xem xét chữa trị nhé.

  • Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được.
  • Dần dà, các cơn đau sẽ xuất hiện khi vận động đơn giản như đứng, ngồi hay xoay cổ… Thậm chí đau cả khi nghỉ ngơi.
  • Biểu hiện tăng cảm giác đau nhức: triệu chứng đau lan xuống cả bả vai, thậm chí cánh tay. Đây là trường hợp đau cổ vai gáy nặng. Làm cho cánh tay, chẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu.
  • Tăng cảm giác khiến cho chỉ cần một động tác sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ cần ấn lướt rất nhẹ ngoài da vùng cánh tay, cẳng tay, mu bàn tay cũng có thể tạo ra cảm giác đau rõ rệt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng tê cứng bì, hay rối loạn phản xạ gân xương.
  • Tình trạng này thậm chí gây ảnh hưởng đến cả việc ăn uống và giấc ngủ của người bệnh. Khi đi lại, khó cử động linh hoạt. Khi ngủ, khó xoay ngang.

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon, mất ngủ triền miên.

5. Phân loại bệnh đau cổ vai gáy

Trước khi sử dụng các liệu pháp xoa bóp bấm huyệt cổ vai gáy, kết hợp cùng các phương pháp chẩn trị chuyên dụng, ta cần phân loại bệnh. Dựa vào thời gian diễn ra bệnh, người ta chia đau cổ vai gáy thành 2 loại:

Đau cổ gáy vai gồm có hai loại là cấp tính và mãn tính

Đau cổ gáy vai gồm có hai loại là cấp tính và mãn tính

Đau cổ vai gấy cấp tính

Đâu cổ vai gáy cấp tính là tình trạng bệnh lý ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ người bệnh. Các cơn đau có thể đến do người bệnh ngủ chưa đúng tư thế, các cơ căng giãn quá nhiều, giãn dây chằng vùng cổ gáy, chấn thương…

Điều trị một thời gian dài với các phương pháp trị liệu, chẳng hạn như xoa bóp bấm huyệt, chắc chắn sẽ thuyên giảm và tiêu biến.

Đau cổ vai gáy mãn tính

Đây là trường hợp đau nhức lâu dài nhưng không chữa trị gây nên những biến chứng nặng hơn cho người bệnh. Ngoài đau cổ vai gáy kinh niên, người bệnh còn nhận thêm những “phần thưởng” khác nhau của bệnh này như đau lan sang cánh tay, dị cảm.

Đây là lúc thật sự cần đi khám và nhờ đến sự giúp đỡ có chuyên môn của y bác sĩ. Hãy đi khám để loại trừ mầm bệnh và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lên đời sống, sức khoẻ và tinh thần.

6. Đau cổ gáy vai có nguy hiểm không?

Xin thưa là có. Đau cổ vai gáy rất nguy hiểm. Việc chữa trị bằng các phương pháp y học, trong đó có xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy là quan trọng. Không chỉ dừng lại ở việc gây ra các cơn đau mỏi cổ vai gáy, tê bì tay, đau đầu chóng mặt, khó cầm nắm đồ vật… Bệnh này còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn nữa:

Đối với các chi và cơ

Các tổn thương cột sống cổ mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ

Các tổn thương cột sống cổ mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ

  • Teo cơ, biến dạng chi: Đau cổ vai gáy thâm niên, cộng với tuổi tác và cường độ làm việc cao, khiến cho đau cổ gáy từ cấp tính biến tướng thành mạng tính. Tệ hơn nữa, các cơn đau sẽ khiến người bệnh khó khăn khi thực hiện các động tác ở tay, lâu ngày khiến toàn bộ tay mất đi độ linh hoạt. Hậu quả nghiêm trọng là các cơ ở tay bị teo nhỏ, gây biến dạng chi.
  • Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Mạch máu ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép làm đau lan toả, đau dai dẳng từ bàn tay xuống tận các khớp ngón tay. Từ đó bệnh nhân khó thực hiện các hoạt động cầm nắm như xỏ kim, cài cúc áo, đánh vỡ ly chén… Tệ hơn nhiều là khiến teo cơ, giảm vận động, liệt vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay.
  • Chèn ép tủy sống vùng cổ: Các tổn thương cột sống cổ mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ. Tuy hiếm gặp nhưng nếu xảy ra gây tai biến nặng nề cho bệnh nhân như rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, liệt nửa người hoặc tứ chi.
  • Bại liệt: Dây thần kinh vùng tuỷ cổ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Nếu để trở nặng, các dây thần kinh vùng cổ bị chèn ép quá lâu sẽ khiến cơ thể mất vận động, liệt tứ chi hay liệt nửa người. Thậm chí bại liệt toàn phần.

Đối với hệ thần kinh

Đau cổ vai gáy có thể dẫn đến rối loạn tiền đinh, thiểu năng và đau rễ thần kinh

Đau cổ vai gáy có thể dẫn đến rối loạn tiền đinh, thiểu năng và đau rễ thần kinh

  • Rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não: Rối loạn tiền đình là bệnh lí xuất hiện do mạch máu não bị chèn ép khiến oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tới não không được đầy đủ. Ở đây thái hoá đốt sống cổ cũng gây ra tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não như vậyBiểu hiện là bệnh nhân hay đau đầu, chóng mặt, xa xẩm mặt mày, mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ…
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Tình trạng viêm tắc mạch máu lâu ngày, không chỉ gây ra rối loạn tiền đình, mà còn làm tăng nguy cơ nhồi máu não, khiến trí lực của não bộ sa sút, thiểu năng. Thậm chí trở nặng có thể gay nên đột quỵ hay nhồi máu não.
  • Đau rễ thần kinh: Do rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép. Hậu quả gây ra những cơn đau nhói dữ dội. Hoặc bỏng rát, tê tái, nhức nhối ở các vùng lưng, cổ, vai gáy, cánh tay và đầu.
Đọc thêm:  Top 10 địa điểm massage Thái ở TPHCM chất lượng siêu rẻ

Biến chứng do quá trình điều trị hội chứng căng đau cổ gáy

Ngoài các liệu pháp như xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy để chữa bệnh, còn rất nhiều liệu pháp khác được áp dụng. Song, nhiều biện pháp dân gian truyền miệng không căn cứ rõ ràng được áp dụng. Không những không mang lại hiệu quả cho người bệnh mà còn gây ra các tai biến đi kèm. Có thể kể đến như:

  • Châm cứu điều trị căng đau vai gáy không vô khuẩn, không đúng kĩ thuật gây nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh…
  • Giác hơi điều trị hội chứng căng đau vai gáy gây bỏng, tổn thương phồng rộp da và gây loét chảy dịch nhiễm trùng..
  • Lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm gây tăng men gan, tổn thương gan, viêm loét dạ dày…
  • Dùng corticoid kéo dài gây loãng xương, đái tháo đường, cao huyết áp, hội chứng Cushing do thuốc…
  • Dùng thuốc nam thuốc bắc không rõ nguồn gốc gây dị ứng thuốc, ngộ độc thuốc, suy gan, suy thận… nguy hiểm tới tính mạng.

Các biến chứng khác

Châm cứu điều trị không vô khuẩn, gây nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh

Châm cứu điều trị không vô khuẩn, gây nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương dây thần kinh

Ngoài các hệ luỵ nguy hiểm kể trên, đau nhức vùng cổ gáy còn gây ra các biến chứng tồi tệ khác. Chẳng hạn như bệnh u hố sau ở trẻ em hay người trẻ tuổi. Những cơn nhức đầu dữ dội chính là dấu hiệu của u hố sau. Cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến người bệnh có cảm giác cứng gáy, hay còn gọi là “sái cổ”.

Ngoài ra, nhìn chung căng đau vai gáy cổ làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dẫn tới căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng tới công việc và kinh tế gia đình.

Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức, khó lòng tập trung vào công việc, mục tiêu. Tinh thần cũng từ đó mà suy kiệt.

Có nên xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy để giảm đau?

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy được xem là giải pháp giảm đau cổ vai gáy không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân tin tưởng, đồng thời còn được nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng.

Y học cổ truyền Đông Phương chủ yếu tập trung vào chẩn đoán và chữa trị năng lượng bên trong cơ thể mình, hay còn gọi là “khí huyết”. Các khí huyết này phân bố khắp 365 huyệt đạo trên cơ thể người. Khí huyết bị ứ trệ sẽ dẫn đến cơ thể mang bệnh, vì vậy cần hỗ trợ sao cho khi huyết lưu thông trở lại.

Trong trường hợp của vùng cổ – gáy – vai, khí huyết ở đây đang bị ứ trệ, hình thành các a thị huyệt gây đau nhức tê mỏi cho vùng này. Để khắc phục chứng đau này cần dùng phép hóa giải phong hàn, cung cấp máu toàn bộ tứ chi trên cơ thể, lưu thông khí huyết, kinh lạc.

Liệu pháp xoa bóp ấn huyệt vùng cổ gáy được nhiều bệnh nhân và chuyên gia tin tưởng

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy được nhiều bệnh nhân và chuyên gia tin tưởng

Một trong các phương pháp tốt nhất được ghi nhận đó chính là xoa bóp bấm huyệt, hay massage huyệt đạo lưu thông kinh lạc. Bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy có thể can thiệp xoa bóp bấm huyệt để hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, thư giãn cơ và phục hồi chức năng vận động.

Thực hiện đều đặn và đúng cách phương pháp này không chỉ giúp kiểm soát các cơn đau mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa trị cơn đau ở cổ gáy

Dưới đây là các phương pháp xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy, cũng như các huyệt đạo liên quan cần được lưu tâm và một số phương pháp phòng ngừa căn bệnh tuy “nhỏ mà có võ” này. Bạn đọc thân mến hãy cùng Hoa Kiều tìm hiểu để tăng cường sức khoẻ cho bản thân nhé.

1. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy không thể làm bừa làm ẩu. Cần có phương pháp bài bản và cụ thể. Nếu bạn không tự tin vào việc áp dụng các phương pháp tại gia, có thể đến các trung tâm chăm sóc sức khoẻ để được điều trị tốt nhất nhé.

Một số phương pháp hay động tác Hoa Kiều tổng hợp được:

Động tác 1

Duỗi thẳng 2 bàn tay sao cho lòng 2 bàn tay hướng vào nhau. Từ từ đưa 2 tay theo hướng từ trên xuống dưới bắt đầu từ cổ xuống gáy. Lặp lại thao tác này trong khoảng 5 phút.

Động tác 2

Để mát – xa cho người đau cổ vai gáy, người thực hiện cần dùng lực của các đốt ngón tay để xoay và mát xa vùng da từ cổ ra vai. Day với cường độ mạnh rồi đến vừa, từ trong ra ngoài. Sau đó lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Động tác này có thể giúp người được massage cảm nhận rõ ràng a thị huyệt, tức vừa đau mà cũng vừa “đã”.

Thực hiện các động tác massage ấn huyệt vùng cổ gáy

Thực hiện các động tác massage bấm huyệt vùng cổ gáy

Động tác 3

Vẫn đặt tay lên vùng cổ gáy, song thả 2 ngón tay cái tự do, đưa 2 ngón này chạm vào sau ót. Vừa massage 2 bả vai vừa massage vùng sau ót của cổ. Thực hiện theo chiều kim đồng hồ, khoảng 10 lần.

Động tác 4

Hai tay để thả lỏng tự nhiên. Dùng các ngón tay bóp nhẹ nhàng lên vùng vai theo hướng từ cổ ra ngoài. Có thể bóp xuống vùng 2 vai đang đau nhức. Sau đó xoa bóp ngược trở lại.

Động tác 5

Đan hai tay vào nhau, đưa tay ôm lấy vùng cổ. Nắn nhẹ vùng cổ dọc theo chiều dài từ trên xuống dưới. Lưu ý massage với lực vừa phải, tránh làm quá mạnh tay khiến bạn đau đớn và cách này sẽ dễ mất hiệu quả. Vẫn như những động tác trên, động tác này cũng thực hiện 10 lần.

Động tác 6

Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ đốt sống cổ đến phần vai gáy. Vừa ấn vừa miết chậm rãi. Cảm nhận cơn đau ngay tại vùng đau nhất. Bạn có thể nhằm vào đó mà xoa, day ấn sao cho cảm thấy đỡ đau và thư giãn tốt nhất.

Đọc thêm:  Sauna là gì ? Xông hơi sao cho đạt hiệu quả tốt nhất

Phương pháp này cũng khá đơn giản, không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, để thực hiện được bài tập này bạn cần phải có sự trợ giúp của người khác. Hơn nữa, tình trạng đau ở vùng vai gáy ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, không phải ai cũng có thể đạt được hiệu quả tốt khi áp dụng.

2. Các huyệt đạo cần được xoa bóp

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy để chữa trị không thể không nói đến các huyệt đạo ảnh hưởng đến vùng này. Ngoài day ấn a thị huyệt, một số huyệt vị cơ bản bệnh nhân có thể thực hiện day ấn tại gia để giảm đau nhức là:

Huyệt Phong Phủ

  • Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa gáy và cách chân tóc gáy 1 thốn, ngang với đốt sống cổ C1.
  • Bấm huyệt: Day ấn nhẹ vào huyệt từ 1 – 3 phút.
  • Tác dụng: Thanh thần chí, lợi cơ quan, tiết khí hỏa và khu phong tà. Giúp giảm đau vai gáy, tê cứng cổ, nghẹt mũi, đau nửa đầu, tai ù và hoa mắt.
Tập trung xoa bóp ấn huyệt vào những huyệt đạo vùng cổ gáy

Tập trung xoa bóp bấm huyệt vào những huyệt đạo vùng cổ gáy

Huyệt Phong Trì

  • Vị trí: Nằm ở vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm.
  • Bấm huyệt: Khi bấm huyệt vị này, cần điều chỉnh lực nhẹ và tăng dần đến khi có cảm giác ê nhức là được.
  • Tác dụng: Tác động vào huyệt Phong trì có tác dụng chữa ù tai, chóng mặt, đau đầu và cổ gáy cứng do cảm mạo, sai tư thế hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Huyệt Thiên Trụ

  • Vị trí: Nằm ở vùng gáy, đo ngang từ huyệt Á môn (vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0.5 thốn) đo ngang 1.3 thốn.
  • Bấm huyệt: Day ấn huyệt vị trong 3 – 5 phút
  • Tác dụng: Giúp giảm đau tình trạng đau gáy, mất ngủ, vẹo cổ và đau nửa đầu sau. Huyệt vị này khá nhạy cảm nên cần điều chỉnh lực để tránh gây tổn thương mô mềm và dây thần kinh.
Xoa bóp ấn huyệt vùng cổ gáy

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy

Huyệt Đại Chùy

  • Vị trí: Nằm ngay dưới gai đốt sống cổ C7
  • Bấm huyệt: Day bấm huyệt vị trong 3 – 5 phút
  • Tác dụng: Huyệt vị này có tác dụng thanh não, thông dưỡng, giải biểu, định thần, điều khí và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tác động vào huyệt vị này giúp trị ho, cảm cúm, ngực sườn đầy tức và cổ, vai, gáy tê cứng, đau nhức.

Huyệt Kiên Tỉnh

  • Vị trí: Có vị trí ở mỏm vai tới huyệt đại chùy.
  • Bấm huyệt: Day ấn nhẹ vào huyệt từ 1 – 3 phút.
  • Tác dụng: Bấm huyệt kiên tỉnh chữa đau vai gáy rất hiệu quả.

3. Phòng ngừa bệnh cổ vai gáy

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy chỉ là 1 trong những liệu pháp giúp chữa trị. Điều quan trọng hơn cả vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy ta cần có những biện pháp phòng chống hữu hiệu, vừa giúp cơ thể khoẻ mạnh, vừa giúp ngăn ngừa các bệnh lý xâm nhập vào người.

Để phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy có thể kể đến một số biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên. Lựa chọn các bài tập phù hợp với sức của bản thân.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Ngồi làm việc lâu có thể đứng dậy vận động hoặc nghỉ giải lao ngắt quãng.
  • Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy: cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu. Không cong lưng tôm, mắt cách xa vở và bàn hình máy tính một khoản hợp lí.
Xoa bóp ấn huyệt còn là một phương pháp phòng ngừa bệnh cổ vai gáy hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt còn là một phương pháp phòng ngừa bệnh cổ vai gáy hiệu quả

  • Lựa chọn cẩn thận thực phẩm nạp vào cơ thể. Quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng.
  • Khi nghi ngờ bắt đầu xuất hiện bệnh đau vai gáy cần tìm hiểu và chữa trị kịp thời. Thực hiện các biện pháp chữa trị tại gia nếu vấn đề không quá nghiêm trọng. Nhưng cần phải thực hiện lâu dài, kiên trì.
  • Trong trường hợp đã thực hiện kiên trì, liên tục trong một thời gian dài mà không cảm nhận được sự chuyển biến tích cực của bệnh thì tốt nhất bạn nên dừng lại và tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có giải pháp hữu ích hơn.

Công dụng của xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy mang đến những ích lợi cả về mặt sức khoẻ lẫn tâm hồn đối với con người. Song, trong quá trình ấy, cũng có nhiều tác hại nếu chúng ta không biết chữa trị đúng cách, dẫn tới tác dụng ngược. Vậy nên cần lưu ý cả 2 phần lợi hại của phương pháp này để có thể chữa trị tốt nhất.

1. Ích lợi mà xoa bóp bấm huyệt mang lại

Ngoài những tác dụng và hiệu quả giảm nhanh tình trạng đau nhức, cứng cơ vai gáy thì liệu pháp xoa bóp bấm huyệt còn có nhiều ưu điểm mà người bệnh đau vai gáy có thể thấy được:

  • Quá tình điều trị sử dụng hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của dụng cụ y tế. Do đó, an toàn và không gây đau cho người bệnh.
  • Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, do đó người bệnh không cần quá lo lắng việc phụ thuộc vào thuốc. Vừa tránh được những tác dụng phụ nguy hại khi lạm dụng thuốc, vừa đỡ “vả” cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thời gian và liệu trình điều trị ngắn, từ đó tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Xoa bóp ấn huyệt cổ vai gáy - liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc hữu hiệu

Xoa bóp bấm huyệt cổ vai gáy – liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc hữu hiệu

2. Tác hại khi sử dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt cổ vai gáy không đúng cách

  • Chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt cho trường hợp đau vai gáy do các bệnh chèn ép tủy sống ở vùng cổ như thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, viêm tủy, rỗng tủy, u tủy… Bấm huyệt trong những trường hợp này có thể khiến cơn đau và các triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bên cạnh quá trình này cần phối hợp với việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống hợp lí, thay đổi tư thế làm việc kết hợp với luyện tập thể dục nhẹ nhàng, từ đó cơn đau sẽ được khắc phục triệt để.
  • Khi day bấm huyệt vị, nên cắt ngắn móng tay để tránh gây xây xước, chảy máu và bầm tím da. Đồng thời không nên tác động lên những vùng da đang bị viêm nhiễm, có vết thương hở và lở loét. Có thể dẫn đến nhiễm trùng da trong các trường hợp này.
  • Các huyệt vị chữa đau vai gáy chủ yếu tập trung ở vùng đầu và cổ. Đây là vùng nhạy cảm và dễ tổn thương của cơ thể. Vì vậy khi tiến hành day ấn, nên điều chỉnh lực vừa phải để tránh gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh xung quanh.
  • Xoa bóp bấm huyệt chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình. Do đó, khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở ý tế chuyên khoa để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp giúp điều trị triệt để và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Tránh để móng tay quá dài khi xoa bóp huyệt vị vùng cổ vai gáy

Tránh để móng tay quá dài khi xoa bóp huyệt vị vùng cổ vai gáy

Những địa chỉ xoa bóp bấm huyệt cổ gáy vai tại TP.HCM

Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy có hiệu quả chuyên sâu khi được thực hiện đúng cách, và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Trường hợp, bấm huyệt sai cách có thể gây ra những biến chứng như: tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, bong gân, gãy xương, tình trạng đau nhức, cứng cơ, khớp nặng hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau cổ vai gáy kinh niên, có thể tham khảo 3 cơ sở xoa bóp bấm huyệt dưới đây Hoa Kiều chia sẻ nhé.

1. Đông Y Hoa Sen

2. Lá Trà Medical Spa

3. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, các bạn đã rút ra được các phương pháp hữu hiệu trong xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy chưa? Hoa Kiều hy vọng những thông tin tên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc, đặc biệt là giúp cho những ai đang có các dấu hiệu đau mỏi cổ vai gáy một góc nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này. Rất mong quý bạn đọc giữ gìn sức khoẻ thật tốt. Nhất là trong mùa dịch nhạy cảm này bạn nhé.